Giáo dục đạo đức ở trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh (Trang 29 - 30)

1.3. Giáo dục ý thức trách nhiệm trong giáo dục đạo đức thông qua môn học

1.3.1. Giáo dục đạo đức ở trường THCS

Giáo dục đạo đức ở trường THCS là việc chủ thể giáo dục (giáo viên) sử dụng chuyên môn nghiệp vụ tác động đến đối tượng giảng dạy (học sinh) nhằm hình thành những chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận.

Các nhà trường thực hiện đổi mới chương trình giáo dục theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó đặc biệt quan tâm tới nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát huy phẩm chất, năng lực của người học; đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập. Giáo dục đạo đức được giảng dạy liên tục, xuyên suốt từ tiểu học đến trung học phổ thông trong các chương trình mơn học chính khóa và các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Các cơ sở giáo dục chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng chuyên đề dạy học trong mỗi mơn học và các chun đề tích hợp, liên mơn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tập tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh. Q trình lập kế hoạch giảng dạy các mơn học, giáo viên chủ động tích hợp nội dung giáo dục đạo đức ở những bài, những nội dung thích hợp; trong đó, chú trọng khơi gợi những giá trị tốt đẹp vốn có của con người như: Lịng nhân ái, u thương, tơn trọng, bao dung, trung thực, trách nhiệm, chia sẻ, hợp tác…, lồng ghép trong các bài đọc, các môn tự nhiên - xã hội. Nhiều trường học còn thành lập tổ tư vấn tâm lý, đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc thường xuyên quan tâm, kịp thời nắm bắt tư tưởng, tâm lý, phát hiện và xử lý những mâu thuẫn, xung đột của học sinh…; hoặc tổ chức đa dạng các hoạt

động ngoại khóa, tạo điều kiện để học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện cộng đồng xã hội như: Quyên góp đồ dùng làm từ thiện, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có hồn cảnh khó khăn… Đặc biệt, hoạt động chào cờ và hát Quốc ca tại các buổi lễ trong trường học đã được thực hiện nghiêm túc; toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh trực tiếp hát Quốc ca (không sử dụng băng thu sẵn)… Hầu hết các di tích lịch sử - văn hóa, nghĩa trang liệt sĩ được các trường nhận chăm sóc; nhiều Mẹ Việt Nam Anh hùng được các nhà trường quan tâm, giúp đỡ… đã góp phần giáo dục học sinh tình u q hương, đất nước, lịng biết ơn các thế hệ đi trước, đạo lý uống nước nhớ nguồn… Đặc biệt, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05/2017/CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành Giáo dục (giai đoạn 2017-2021), Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị kết hợp triển khai thực hiện lồng ghép với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “Đổi mới - Sáng tạo trong dạy và học”; xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Giáo dục đạo đức cho HS không chỉ là trách nhiệm của người giáo viên tiểu học mà cịn là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và tồn xã hội do đó mỗi thầy cơ giáo, phụ huynh học sinh phải là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cách ứng xử cho học sinh noi theo. Chắc chắn với sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các thầy cô, các bạn học sinh sẽ được sống trong một mơi trường bình an, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w