Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên bộ môn về giáo dục ý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh (Trang 96 - 99)

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học về giáo dục ý thức

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên bộ môn về giáo dục ý

ý thức trách nhiệm thông qua bộ môn học giáo dục công dân cho học sinh THCS huyện Thuận Thành

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng được đội ngũ giáo viên giỏi về nghiệp vụ, vững về chun mơn làm nịng cốt trong công tác giảng dạy. Đội ngũ này phải “vừa hồng, vừa

chuyên”, tức là vừa giỏi chun mơn, vừa có phẩm chất đạo đức tốt.

-Tăng cường chuyên môn hơn nữa cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng công tác giáo dục đào tạo và đáp ứng yêu cầu hội nhập gáo dục trong tình hình mới.

- Hình thành năng lực giảng dạy chun sâu, có cơ sở để đánh giá năng lực của từng cá nhân để có biện pháp phù hợp.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên bộ môn. Kết quả hoạt động quản lý bồi dưỡng giáo viên của nhà trường nào cũng đều có dấu ấn đậm nét của ban giám hiệu. Được sự quan tâm của ban giám hiệu là điều kiện quan trọng để đa dạng hóa và bổ sung các nguồn lực cho công tác quản lý. Không những thế, quản lý bồi dưỡng giáo viên của nhà trường là một hoạt động mang tính tổ chức và địi hỏi tính sáng tạo rất cao, trong đó người chỉ huy giống như “nhạc trưởng”, khơng chỉ chỉ đạo các bộ phận thực hiện hết chức trách của mình mà cịn truyền cảm hứng đến họ, kết nối họ lại với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất, hoạt động nhịp nhàng, phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn, ăn khớp, bổ khuyết cho nhau. Vì vậy, cần có sự vào cuộc của ban giám hiệu.

- Tổ chức quán triệt cho cán bộ quản lý, giáo viên nắm vững chức trách nhiệm vụ, tuyên truyền về tầm quan trọng của bồi dưỡng chun mơn trong thực hiện nhiệm vụ để có thể tranh thủ, tận dụng.

- Mở các đợt tập huấn Chuyên đề bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên khơng tổ chức đóng khung, dập khn máy móc. Cần chú ý đến tác động của đám đông khi thực hiện.

- Phát động thi đua trong cán bộ công nhân viên, giáo viên trong đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên.

- Thường xuyên hoặc định kỳ tổng kết hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng giáo viên, trong các đợt tổng kết phải đánh giá trung thực, khách quan về hoạt động này. Kịp thời biểu dương những cán bộ giáo viên có nhiều thành tích những cán bộ, giáo viên có cách làm hay, nhiệt huyết, khơng ngại khó, ngại khổ); nghiêm túc phê bình những cán bộ, giáo viên chưa thực hiện hết chức trách nhiệm vụ.

Để việc bồi dưỡng có hiệu quả thiết thực, cần có nội dung hình thức truyền đạt phù hợp. Có thể kết hợp việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức với các cuộc tổng kết, sơ kết rút kinh nghiệm trong hoạt động phối hợp bằng cách chỉ ra những hạn chế đều có một phần ngun nhân do khơng thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc không tốt công tác phối hợp. Cũng cần phải phối hợp giữa các đơn vị trong việc bồi dưỡng nhận thức về mối quan hệ này.

- Chú trọng sơ kết, tổng kết hoạt động bồi dưỡng để phát hiện mơ hình hay, cách làm tốt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong nhà trường.

- Lựa chọn cán bộ quản lý phù hợp công việc để giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ liên quan đến bồi dưỡng, tránh tình trạng cơng việc chỉ giao cho một hoặc một số cán bộ chủ chốt, nhanh nhẹn, số cịn lại khơng biết làm gì dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực.

- Các bộ phận trong nhà trường cần chú ý đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, cung cấp thêm phương tiện, kinh phí xây dựng, mua sắm trang thiết bị, nhất là phương tiện, vũ khí, cơng cụ hỗ trợ cho lực lượng chuyên trách trong công tác bồi dưỡng. Đặc biệt là các phương tiện hiện đại phục vụ thiết thực cho công tác giáo dục như máy quay phim, máy ảnh, máy chiếu, máy ghi âm, hệ thống âm thanh… nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên khi tiến hành bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng. Kịp thời động viên, khích lệ cán bộ giáo viên trong q trình cơng tác, cũng như kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh tâm lý bi quan, chán nản, tự mãn, đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm các quy định trong q trình cơng tác.

- Qúa trình kiểm tra, đánh giá, ngồi việc căn cứ vào kết quả của từng người, cần lấy ý kiến rộng rãi trong cán bộ, giáo viên thậm chí là cả học sinh để đảm bảo kiểm tra đánh giá thêm khách quan, cơng bằng. Việc lấy ý kiến có thể thơng qua hịm thư góp ý hoặc thơng qua đường dây nóng. Cũng có thể thơng qua danh sách công khai và tiếp nhận ý kiến từ mọi đối tượng.

3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Có kinh phí và trang thiết bị dạy học tốt phục vụ cho giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua mơn học GDCD.

- Hiệu trưởng cần có nhận thức đúng đắn về giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD.

- Cần đa dạng các nội dung tuyên truyền phù hợp với đặc điểm, tài chính của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh (Trang 96 - 99)

w