Xây dựng cơ chế phối hợp giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh (Trang 101 - 105)

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học về giáo dục ý thức

3.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học

học giáo dục công dân.

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Tạo sức mạnh tổng hợp trong giáo dục, nhất là giáo dục mơn GDCD. - Đa dạng hóa các nguồn kinh phí phục vụ giáo dục, giảng dạy.

- Tạo sự đồn kết, thống nhất giữa các lực lượng có liên quan trong giảng dạy môn học GDCD cho học sinh.

tru, hiệu quả và phát huy được tinh thần trách nhiệm của mỗi bên.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Bồi dưỡng tồn diện, đầy đủ, chính xác, chi tiết, cụ thể tất cả các vấn đề của mối quan hệ phối hợp. Đặc biệt chú trọng bồi dưỡng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của mối quan hệ gắn với giáo dục ý thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Chỉ có nhận thức đúng và đầy đủ về vai trị, tác dụng của mối quan hệ thì mới nâng cao được ý thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên khi thực hiện mối quan hệ đó. Phải làm cho cán bộ, giáo viên hiểu được rằng thực hiện các nội dung của mối quan hệ không chỉ là thực hiện theo yêu cầu bắt buộc về mặt pháp luật, mà cịn là một hoạt động cần thiết để hồn thành tốt nhiệm vụ. Từ đó cán bộ, giáo viên có thái độ, ý thức trách nhiệm thực hiện các nội dung đó một cách tích cực, có hiệu quả hơn.

- Xây dựng cơ chế phối hợp trong nội bộ nhà trường

+ Hiệu trưởng chỉ đạo các phòng ban nêu cao tinh thần đồn kết trong giảng dạy các mơn học theo tiêu chuẩn đã ban hành.

+ Đảm bảo giữa cán bộ quản lý và giáo viên có cơ chế phối hợp rõ ràng, cán bộ và giáo viên cùng chung mục đích, thống nhất về hành động và tư tưởng.

+ Các đơn vị, các bộ phận phát huy hết trách nhiệm, căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình tiến hành các nhiệm vụ được phân cơng đảm bảo q trình dạy học thơng suốt.

- Xây dựng cơ chế phối hợp với gia đình

+ Hiệu trưởng chỉ đạo cấp dưới thường xuyên liên hệ với gia đình.

+ Các giáo viên chủ nhiệm tăng cường các kênh trao đổi thơng tin cùng gia đình, phối hợp cùng gia đình quản lý con em và giáo dục ý thức trách nhiệm với con em.

+ Huy động các nguồn lực từ gia đình vào sự nghiệp giáo dục. Cùng với gia đình tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm cho con em.

+ Mời phụ huynh học sinh tham gia các buổi dã ngoại, các buổi tham quan kiến tập để cùng giáo viên bộ mơn nắm tình hình và trao đổi kiến thức kinh

nghiệm giáo dục ý thức trách nhiệm cho con em mình.

+ Cùng với gia đình quản lý cịn em trong việc chấp hành nội quy kỷ luật, đặc biệt là ý thức trách nhiệm công dân; chấp hành nghiêm pháp luật

- Xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lượng xã hội khác

+ Tích cực phối hợp các ngành, các lực lượng khác để giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh. Chẳng hạn phối hợp với Đoàn thanh niên huyện hoặc đoàn thanh niên nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm…

+ Phối hợp các ban ngành văn hóa xã hội, thể dục thể thao của huyện tổ chức các buổi tham quan kiến tập để giáo dục ý thức.

+ Phối hợp với các cơ quan đơn vị, nhất là các doanh nghiệp, các mạnh thường quân đầu tư cho giáo dục.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng tăng cường chỉ đạo điều hành hoạt động tổ chức phối hợp.

- Có sự tổng kết đánh giá chất lượng hiệu quả phối hợp từ những năm trước để xây dựng kế hoạch phối hợp cho năm mới.

- Cán bộ giáo viên đồn kết nhất trí cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng gáo dục của nhà trường.

- Thường xuyên kiểm điểm, đánh giá rút kinh nghiệm toàn diện các mặt trong công tác phối hợp như: Công tác tham mưu, đề xuất; cơng tác tổ chức thực hiện; hình thức thực hiện... Đặc biệt chú ý đánh giá đúng thực lực, hiệu quả của lực lượng làm công tác phối hợp tại cơ sở, làm rõ mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân của các lực lượng này trong địa bàn. Trên cơ sở đó có kế hoạch trang bị cho các lực lượng cả về kiến thức, phương tiện, điều kiện đảm bảo cho hoạt động phối hợp có hiệu quả.

3.2.5. Tăng cường và sử dụng hợp lí, hiệu quả thiết bị dạy học để phục vụ cho hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua bộ môn học giáo dục công dân

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- Tăng cường tính khách quan, thực tiễn trong quá trình giảng dạy, tránh sáo rỗng, giáo điều cho học sinh

- Tăng cường hứng thú học tập cho học sinh

- Là điều kiện để đánh giá hiệu quả và chất lượng của các cơ sở vật chất đã có.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Tập trung thực hiện tốt việc tiến hành điều tra cơ bản toàn bộ trang thiết bị dạy học hiện có, đánh giá tổng quát những cái còn dùng được những cái đã lạc hậu cú kĩ cần thay thế.

- Lực lượng quản lý trang thiết bị cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác cho lãnh đạo nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho cơng tác giảng dạy mơn GDCD.

- Có kế hoạch mua sắm trang thiết bị cụ thể cho các môn học, nhất là với môn học đặc thù như GDCD cần quan tâm trang bị các phương tiện thiết bị hiện đại để tăng tính sinh động hấp dẫn cho bài giảng.

- Thường xuyên kiểm tra, thận trọng trong quá trình chỉ đạo, sử dụng, hạn chế thấp nhất hỏng hóc, lãnh phí, thất thốt.

- Lãnh đạo nhà trường cần quán triệt phương châm phát huy trí tuệ, sự sáng tạo của mỗi cán bộ, giáo viên trong quản lý, sử dụng trang thiết bị.

- Hiệu trưởng là người trực tiếp hoặc giao cho Phó hiệu trưởng phụ trách công tác quản lý và đề xuất mua sắm trang thiết bị.

- Xây dựng cho được bộ tiêu chí đánh giá, trong đó xác định rõ các yếu tố đảm bảo đánh giá cơng bằng. Lấy tiêu chí chun mơn làm thước đo cơ bản.

- Tăng cường kiểm tra công tác quản lý sử dụng trang thiết bị. Qúa trình kiểm tra, đánh giá, ngồi việc căn cứ vào kết quả , cần lấy ý kiến rộng rãi trong cán bộ, giáo viên thậm chí là cả học sinh để đảm bảo kiểm tra đánh giá thêm khách quan, cơng bằng. Việc lấy ý kiến có thể thơng qua hịm thư góp ý hoặc thơng qua đường dây nóng. Cũng có thể thơng qua danh sách công khai và tiếp nhận ý kiến từ mọi đối tượng.

- Xây dựng cơ chế phối hợp hợp lý giữa các phòng, ban với giáo viên trong quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trường quan tâm đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy mơn GDCD. - Có đủ nguồn lực phục vụ nhu cầu mua sắm, sửa chữa trang thiết bị.

- Đội ngũ giáo viên sử dụng thành thạo các trang thiết bị.

Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện cho các nhà trường sử dụng hợp lý các cơng trình văn hóa cơng cộng có ý nghĩa giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh; đồng thời cần quan tâm thường xuyên đến tình hình an ninh trật tự, an toàn, mĩ quan khu vực quanh trường học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh (Trang 101 - 105)

w