Quản lý trang thiết bị dạy học đáp ứng hoạt động dạy và học của nhà

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh (Trang 47 - 53)

1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sin hở

1.4.5. Quản lý trang thiết bị dạy học đáp ứng hoạt động dạy và học của nhà

trường.

Quản lý các điều kiện đảm bảo giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD trường trường THCS là tác động của hiệu trưởng đến hoạt động sử dụng nguồn lực phục vụ cho giáo dục (tài chính, phương tiện, cơ sở vật chất ) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực phục vụ giáo dục đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Quản lý nguồn lực phục vụ giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục bao gồm các công việc sau:

Việc đầu tiên là khảo sát, đánh giá thực trạng nguồn lực (tài chính, phương tiện, trang thiết bị dạy học, phịng học,...), trên cơ sở đó để lập kế hoạch

sử dụng nguồn vật lực phục vụ giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD theo đúng hướng, đúng mục đích.

Tổ chức sử dụng kinh phí tài chính, trang thiết bị dạy học đúng mục đích, tạo điều kiện cho việc tổ chức tốt hoạt động dạy của giáo viên, học của học sinh theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong việc rèn luyện nhân cách.

Chỉ đạo sử dụng tài chính, trang thiết bị dạy học phục vụ tốt nhất cho việc đổi mới phương pháp giáo dục (lấy học sinh làm trung tâm), chuyển từ truyền thụ tri thức sang phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.

Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng tài chính, phương tiện giáo dục có làm được theo mục đích nâng cao chất lượng giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD hay không.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên trong việc sử dụng phương tiện giáo dục, để tổ chức giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua mơn học GDCD một cách có hiệu quả.

1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học giáo dục công dân cho học sinh ở các trường THCS

- Vai trò của chủ thể quản lý - Hiệu trưởng

Năng lực quản lý của Hiệu trưởng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho HS. Hiệu trưởng nắm vững cơ sở lý luận cùng với năng lực quản lý tốt như: Khả năng phân tích và dự báo, có tầm nhìn chiến lược; Lập kế hoạch hoạt động, thiết kế, ứng dụng CNTT và quyết đốn bản lĩnh đổi mới thì sẽ tổ chức bộ máy và phát huy năng lực của đội ngũ; Tích cực tổ chức, chỉ đạo GV giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn GDCD... sẽ là công cụ và nhân tố để giúp cho công tác quản lý và chỉ đạo hiệu quả các hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho HS.

Đội ngũ giáo viên nói lên sức mạnh của một cơ sở đào tạo, Đội ngũ giáo viên đông đảo, mạnh về chun mơn, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm là biểu hiện của một nhà trường “mạnh”. Đội ngũ giáo viên có năng lực chun mơn, có nhận thức rõ ràng về cơng tác quản lý sẽ giúp cán bộ quản lý hoàn thành nhiệm vụ. Trong mọi thời điểm, giáo viên luôn chịu sự quản lý của cán bộ quản lý, trực tiếp là ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn. Đội ngũ giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm; tâm huyết, tận tuy, phối hợp với cán bộ quản lý thực hiện quản lý bồi dưỡng.

- Đội ngũ cán bộ quản lý

Đội ngũ cán bộ quản lý có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý. Chỉ riêng về số lượng, nếu đáp ứng đúng, đủ về số lượng đã góp phần hồn thành nhiệm vụ quản lý. Tuy nhiên, số lượng mới chỉ là điều kiện cần. Nếu số lượng không đủ nhưng chất lượng nhân lực tốt sẽ bù đắp được sự thiếu hụt nhân lực, tuy nhiên đảm bảo mang tính chất tương đối. Đội ngũ cán bộ quản lý nếu được đào tạo bài bản, chuyên sâu; có tinh thần trách nhiệm và có nhận thức đúng đắn sẽ nâng cao hiệu quả quản lý. Suy cho cùng, cán bộ quản lý cũng là thành tố cấu thành quản lý, Do đó, việc quản lý nhất thiết phải do cá nhân phụ trách. Con người là chủ thể mọi q trình sản xuất. Do đó, máy móc dù hiện đại đến đâu, thông minh đến đâu cũng khơng thể thay thế hồn tồn con người. Do đó, chủ thể cán bộ quản lý giữ vai trò ảnh hưởng quan trọng.

- Yếu tố đoàn thể trong nhà trường

Sự phối hợp của các đoàn thể là yếu tố quan trọng tác động đến kết quả giảng dạy mơn học nói chung.

Hoạt động của các đồn thể như Thanh niên, Cơng đồn, phụ nữ… góp phần cùng đồn viên, hội viên của mình gắn kết trao đổi kinh nghiệm.

- Yếu tố trang thiết bị dạy học

Là đầu vào của quá trình sản xuất – cơ sở vật chất quyết định chất lượng hiệu quả tương tác với học sinh. Trang thiết bị tốt góp phần tăng hiệu quả tương tác. Ngược lại trang thiết bị cũ kĩ lạc hậu sẽ giảm chú ý, không khai thác được hết giá trị nội dung ý nghĩa bài học.

- Kinh tế xã hội:

Kinh tế xã hội ảnh hưởng lớn đến giáo dục đào tạo nói chung. Kinh tế xã hội phát triển đồng nghĩa có nhiều nguồn lực cho giáo dục đào tạo, từ đó hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh cũng được chú ý tăng cường. Kinh tế xã hội không ổn định sẽ làm hạn chế các nguồn lực cho giáo dục. Từ đó, cần chú ý đến yếu tố kinh tế xã hội như là một nguồn lực vơ hình ảnh hưởng đến

quản lý bồi dưỡng. Kinh tế xã hội càng phát triển, càng ổn định thì các vấn đề khác cũng phát triển theo.

- Chính sách: Tác động ảnh hưởng trực tiếp khi nó là vấn đề thuộc về sự thể chế quan điểm. Đối với quản lý giáo dục, việc có đầy đủ cơ sở pháp lý, văn bản chỉ đạo góp phần giúp chủ thể quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Chủ thể quản lý dựa trên chính sách để thực hiện xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng và tham mưu triển khai thực hiên.

Tiểu kết chương 1

Giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh ở các trường THCS không chỉ làm cho giáo viên, học sinh hiểu rõ sự cần thiết phải giáo dục ý thức trách nhiệm mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với nhau, học sinh phải biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Trong Chương 1, tác giả làm rõ hai vấn đề:

Một là, làm rõ tổng quan vấn đề có liên quan. Trong nội dung này, tác giả khảo sát một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới để tổng hợp và đưa ra kết luận: Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, mỗi cơng trình khi đề cập quản lý giáo dục đều có góc độ khía cạnh nghiên cứu riêng; mỗi cơng trình đều thể hiện dấu ấn riêng của các tác giả song chưa có cơng trình nào đề cập hoạt động quản lý giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh thông qua môn học GDCD trên địa bàn các trường THCS huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh.

Hai là, làm rõ cơ sở lý luận quản lý giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh thông qua môn học GDCD. Nội dung lý luận được tác giả kế thừa và phát triển trên cơ sở nghiên cứu các cơng trình đi trước có thể hiện dấu ấn riêng trong xây dựng lý luận. Các nội dung lý luận đều được nghiên cứu xây dựng có cơ sở khoa học, khái quát từ thực tiễn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC TRÁCH NHIỆM THÔNG QUA MÔN HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN

CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w