1.3. Giáo dục ý thức trách nhiệm trong giáo dục đạo đức thông qua môn học
1.3.2. Giáo dục ý thức trách nhiệm trong giáo dục đạo đức
Một con người có tinh thần trách nhiệm thì khi họ thực hiện việc gì cũng tồn tâm, tồn ý vào cơng việc đó. Họ làm rất chu đáo, hồn hảo và sợ từng sơ xuất nhỏ. Người có tinh thần trách nhiệm cao, họ luôn dũng cảm chịu trách nhiệm về những việc làm của họ. Để các em trở thành những cơng dân có tinh thần trách nhiệm trong tương lai thì việc bồi dưỡng cho các em ý thức trách nhiệm trước bản thân, công việc là điều không thể thiếu.
Truyền thống của gia đình ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình thành những chuẩn mực và hành vi đạo đức ở các em. Do vậy việc tìm hiểu về gia đình và cá tính của mỗi học sinh, giúp chúng ta phân loại từng nhóm đối tượng học sinh để có những biện pháp giáo dục, bồi dưỡng tình cảm đạo đức cho các em hiệu quả hơn. 5 phẩm chất chủ yếu cần có ở học sinh là:
Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ: Ham học; Chăm làm; Trung thực; Trách nhiệm. Trong phạm vi đề tài đề cập đến khái niệm trách nhiệm được đồng nhất với PCTN trong Chương trình GDPT 2018 đó là: “Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân…
Giáo dục ý thức trách nhiệm được hiểu là quá trình tác động đến đối tượng
giáo dục để hình thành cho HS tính tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân. Giáo dục ý thức trách nhiệm là thành tố quan
trọng trong GDĐĐ. Từ gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó nhà trường đóng vai trị vơ cùng quan trọng và được xem là then chốt trong công tác này.
1.3.3. Hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua dạy học môn họcgiáo dục công dân cho học sinh ở các trường THCS