Tăng cường kĩ năng giáo dục ý thức trách nhiệm trong dạy học môn giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh (Trang 94 - 96)

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học về giáo dục ý thức

3.2.1. Tăng cường kĩ năng giáo dục ý thức trách nhiệm trong dạy học môn giáo

giáo dục công dân cho đội ngũ giáo viên

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Là một trong những cơ sở hình thành phẩm chất nghề nghiệp, góp phần đánh giá được năng lực trình độ chun mơn của giáo viên.

- Bồi đắp, vun trọng kỹ năng giảng dạy môn GDCD nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh.

- Có cơ sở đề xuất lãnh đạo nhà trường quan tâm tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng kĩ năng.

- Hình thành kỹ năng mềm trong giáo dục môn GDCD cho giáo viên giảng dạy;

- Đánh giá thực tế kĩ năng của giáo viên, xây dựng hệ chuẩn kĩ năng tại nhà trường trong giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

- Thường xuyên mở các lớp chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ cho cán giáo viên; mở các cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy, những kinh nghiệm hay, những sáng kiến mới, những thông tin về các vấn đề kinh tế xã hội để giáo viên tiếp thu học hỏi.

- Có kế hoạch cụ thể cho việc đào tạo giáo viên, kể cả kế hoạch đào tạo dài hạn tại các trường Đại học trong và ngoài tỉnh; số giáo viên cần bổ túc chứng chỉ nghiệp vụ; số cán bộ cần phải đào tạo bổ sung và đào tạo lại… nhằm xây dựng một lực lượng giáo viên “giỏi chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ” phục vụ tốt công cuộc giảng dạy, đổi mới giáo dục đào tạo của đất nước và tỉnh Bắc Ninh.

- Khơng ngừng đẩy mạnh cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc, lối sống, nhất là tinh thần tận tụy, trách nhiệm đối với công việc của giáo viên. Luôn giáo dục cho cán bộ, giáo viên có ý thức

tơn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quy định, kỷ luật của Ngành. Quá trình cơng tác cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, thực hiện đúng quy trình lên lớp, thể hiện tinh thần khách quan, toàn diện, đầy đủ và thận trọng trong cơng tác.

- Quan tâm thực hiện chính sách đãi ngộ, tuyên dương, khen thưởng kịp thời, thỏa đáng đối với các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, ý chí sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Để việc bồi dưỡng có hiệu quả thiết thực, cần có nội dung hình thức truyền đạt phù hợp. Có thể kết hợp việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức với các cuộc tổng kết, sơ kết rút kinh nghiệm trong hoạt động phối hợp bằng cách chỉ ra những hạn chế đều có một phần nguyên nhân do không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc không tốt công tác phối hợp. Cũng cần phải phối hợp giữa các đơn vị trong việc bồi dưỡng nhận thức về mối quan hệ này.

- Quán triệt tới toàn thể cán bộ, giáo viên các văn bản pháp luật có liên quan, quy định về đào tạo bồi dưỡng.

- Có chính sách về thi đua khen thưởng của cấp trên, trong nội bộ. Làm tốt việc khen thưởng là thiết thực hưởng ứng và thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Việc làm này có tác dụng to lớn cho việc động viên, khuyến khích các chủ thể trong thực thi nhiệm vụ, tự giác tham gia đào tạo kĩ năng giảng dạy. Điều chỉnh chế tài trong quá trình tổ chức, thực hiện “thưởng phạt nghiêm minh”. Đi đôi với triển khai thực hiện về khen thưởng cũng cần có những chế tài nghiêm khắc xử phạt những cá nhân, tổ chức khơng hợp tác, khơng hồn thành nhiệm bồi dưỡng chun mơn. Bên cạnh đó, cũng cần có các qui định về cơ chế giám sát của giáo viên trong công tác công tác này, tránh việc giám sát chỉ mang tính hình thức, khi phát hiện ra thiếu sót trong q trình thực hiện, chỉ dừng lại mức độ nhắc nhở, chưa có chế tài kiểm điểm, khiển trách, thậm chí là xử phạt.

- Đề xuất với lãnh đạo nhà trường dành một khoản phụ cấp cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, giáo viên đi tham gia học tập bồi dưỡng tạo điều kiện cho lực lượng này chuyên tâm, làm hết trách nhiệm và dành hết thời gian, tâm sức cho sự nghiệp.

- Lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng chuyên môn cần tập trung quán triệt cho cán bộ, giáo viên đặc biệt là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm. Đây là vấn đề cần thiết, trực tiếp nhất. Từ đó, giúp cán bộ, giáo viên nâng cao nhận thức, trách nhiệm, giữ vững định hướng và năng lực thực tiễn trong q trình thực hiện nhiệm vụ, góp phần xây dựng lịng tin, sự gắn kết và hợp tác tích cực. Trong quá trình thực hiện, các cấp cần bám sát thực tiễn, đặc điểm nhiệm vụ, địa bàn hoạt động, vận dụng linh hoạt các biện pháp giáo dục, chú trọng lồng ghép giữa giáo dục thường xuyên với giáo dục theo nhiệm vụ... đảm bảo cho công tác giáo dục tạo thành hệ thống, được tiến hành liên tục, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện nhiệm vụ.

- Phát động trong nội bộ nhà trường các cuộc thi tìm hiểu hoặc viết chuyên đề về kĩ năng giảng dạy GDCD. Trong các đợt phát động cần làm nghiêm chỉnh từ khâu lập kế hoạch, triển khai thực hiện đến tổng kết và khen thưởng để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

- Giáo viên phải thực sự tâm huyết và có tinh thần cầu tiến, tự bồi dưỡng và tiếp nhận bồi dưỡng kỹ năng, khơng bảo thủ trì trệ.

- Có sự quan tâm thỏa đáng của lãnh đạo nhà trường trong mở lớp đào tạo. - Có đội ngũ cán bộ quản lý tâm huyết làm công tác tham mưu bồi dưỡng kĩ năng cho giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh (Trang 94 - 96)

w