Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh (Trang 92 - 94)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc đảm bảo hệ thống giúp các biện pháp không tách rời. Nguyên tắc này đòi hỏi chủ thể khi đề xuất đưa ra biện pháp phải có khảo nghiệm đặt trong mối tương quan và tình hình thực tiễn. Khơng được xa rời nguyên tắc này nếu không các biện pháp sẽ rời rạc và khơng đảm bảo tính khả thi.

Đảm bảo tính hệ thống khơng có nghĩa là hệ thống dàn trải, hệ thống rời rạc hay hệ thống rối ren. Cần hiểu rằng, hệ thống các biện pháp phải có sự bổ trợ, bổ khuyết cho nhau. Biện pháp này chưa đủ thì biện pháp kia bổ khuyết, có như vậy hiệu quả mới đạt được như mong muốn.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Khơng thể bắn vào quá khứ, đó là lời dạy của cổ nhân. Do đó, dù các biện pháp có đưa ra như nào đi nữa phải đảm bảo tính kế thừa. Việc kế thừa khi đề xuất biện pháp có nghĩa là khơng phủ nhận sạch trơn mà trên cơ sở cái đã có, cần đánh giá cái nào làm đã được nhưng cần làm tốt hơn thì ta phải đổi mới, nâng cao hiệu quả.

Kế thừa ở đây là kế thừa tri thức, kinh nghiệm, kế thừa cả lý luận và thực tiễn; kế thừa khơng có nghĩa là sao chép y ngun mà dựa trên sản phảm, kết quả đã có phát triển lên một tầm cao mới.

Các nhà quản lý tài ba là các nhà quản lý luôn biết kế thừa giá trị mà người trước để lạ. Do đó, trong việc đề xuất biện pháp, cần tính tốn kế thừa những biện pháp đã thực hiện trước đó, bổ sung phát triển và hồn thiện cho phù hợp tình hình thực tế. Đó chính là nhà quản lý thơng thái và tài ba.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính cần thiết và tính khả thi

Cần thiết và khả thi là hai phạm trù, hai thái cực khác nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ.

Cần thiết tức là các biện pháp đưa ra phải xuất phát từ những bất cập, hạn chế, nhằm vào khắc phục bất cập, hạn chế. Muốn vậy nhà quản lý phải đánh giá được nguyên nhân của vấn đề qua khảo sát thực trạng. Cần thiết khơng có nghĩa là xác định một cách bừa bãi. Việc xác định sự cần thiết cũng phải dựa trên sự khảo nghiệm và đánh giá kỹ càng.

Khả thi là phải phù hợp và có khả năng ứng dụng trên thực tế. Điều này là hoàn toàn phù hợp, bởi từ kết quả khảo sát thực trạng, các biện pháp đưa ra phải phù hợp với tình hình hiện tại của cơng tác quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học giáo dục công dân cho học sinh tại các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh. Có tính đến yếu tố lịch sử và yếu tố hiện đại. Trong bất kì hồn cảnh nào, yếu tố khả thi hay nguyên tắc khả thi cũng phải được đặt lên hàng đầu bởi nếu không khả thi thì việc khảo sát là khơng đúng thực tế.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Hiệu quả được đo bằng kết quả thực tế. Hiệu quả đến đâu là tùy thuộc nhận định đánh giá của nhà quản lý và thực tế sự chuyển biến của tình hình. Điều này xuất phát từ những tồn tại, hạn chế khi khảo sát để đưa ra biện pháp đối ứng tương xứng. Hiệu quả còn thể hiện ở số lượng và chất lượng giáo viên thông qua quản lý kiểm tra.

Trong quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học giáo dục công dân cho học sinh tại các trường trung học cơ sở Huyện thuận thành - tỉnh bắc ninh., hiệu quả đạt được là sự đồng lịng nhất trí trong kiểm tra; phục vụ kiểm tra và phối hợp trong thực hiện các mục tiêu đề ra.

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học về giáo dục ý thứctrách nhiệm thông qua bộ môn học GDCD cho học sinh ở các trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ý thức trách nhiệm thông qua môn học GDCD cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh (Trang 92 - 94)

w