6 Đánh giá, rút kinh nghiệm, thực hiện các điều chỉnh kịp
3.2.2. Biện pháp thứ 2: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho GV tiếng Anh THCS đáp ứng chương trình GDPT
3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
- Đảm bảo tính chủ động, dự kiến được các tình huống đột xuất.
- Dự kiến các chương trình, biện pháp, dự kiến nhân lực vật lực và nguồn lực khác cho hoạt động bồi dưỡng.
- Phát huy được sức mạnh tập thể trong xây dựng kế hoạch. - Nêu cao tinh thần đoàn kết giữa cán bộ và giáo viên.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức triển khai biện pháp
Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện là một hoạt động cụ thể của người quản lý, nó là hai hoạt động liền kề với nhau. Xây dựng kế hoạch và triển khai muốn ăn khớp, nhịp nhàng cần phát huy sức mạnh tập thể. Xây dựng kế hoạch cần khoa học, ngắn gọn.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra cần chú ý:
- Xây dựng kế hoạch chung thống nhất cho từng nội dung quản lý. Bên cạnh kế hoạch chung - tổng thể có thể xây dựng các kế hoạch riêng phù hợp với tình hình.
- Tiến hành thu thập thơng tin thực hiện kế hoạch phải nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
- Ban giám hiệu tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng. Kịp thời cho ý kiến, động viên, khích lệ cán bộ giáo viên trong q trình cơng tác, cũng như kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh tâm lý bi quan, chán nản, tự mãn, đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm các quy định trong q trình cơng tác.
- Chỉ đạo làm tốt nội dung kiểm tra đánh giá trong kế hoạch. Qúa trình kiểm tra, đánh giá, ngồi việc căn cứ vào kết quả của từng người, cần lấy ý kiến rộng rãi trong cán bộ, giáo viên thậm chí là cả học sinh để đảm bảo kiểm tra đánh giá thêm khách quan, công bằng. Việc lấy ý kiến có thể thơng qua hịm thư góp ý hoặc thơng qua đường dây nóng. Cũng có thể thơng qua danh sách công khai và tiếp nhận ý kiến từ mọi đối tượng.
- Chỉ đạo xây dựng nội dung sơ kết tổng kết trong kế hoạch. Chú trọng sơ kết, tổng kết hoạt động bời dưỡng để phát hiện mơ hình hay, cách làm tốt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong nhà trường.
- Lựa chọn cán bộ xây dựng kế hoạch phù hợp, có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình và trách nhiệm. Cơng việc để giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ liên quan đến bời dưỡng, tránh tình trạng cơng việc chỉ giao cho một hoặc một số cán bộ chủ chốt, nhanh nhẹn, số cịn lại khơng biết làm gì dẫn đến lãng phí ng̀n nhân lực.
- Chỉ đạo cán bộ quản lý chủ động, kịp thời trong việc thu thập các thông tin, tài liệu làm căn cứ xây dựng kế hoạch.
- Chỉ đạo các bộ phận tham gia và trực tiếp tham gia ý kiến đóng góp cho bản kế hoạch bồi dưỡng, đảm bảo bản kế hoạchchi tiết, khoa học, triệt để khai thác được các điều kiện tự nhiên, sẵn có; phát huy thế mạnh của các bộ phận cũng như dự kiến được các tình huống đột xuất xảy ra và các phương án tương ứng để xử lý.Kịp thời ra các quyết định điều chỉnh kế hoạch phù hợp với diễn biến tình hình.
- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, các bộ phận nghiên cứu, hoặc phối hợp nghiên cứu đề xuất lãnh đạo nhà trường ban hành các văn bản, quy định về công tác bồi dưỡng, xác định rõ trách nhiệm của các bên trong công tác phối hợp; phân công rõ thẩm quyền của từng lực lượng trong từng trường hợp, từng vụ việc cụ thể.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cần thu thập đầy đủ thơng tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch. - Có sự phối hợp từ khâu xây dựng đến tổ chức thực hiện. - Hiệu trưởng phải trực tiếp cho ý kiến vào bản kế hoạch.
- Tính toàn dự kiến thời gian, địa điểm, thành phần tham gia sát hợp.
3.2.3. Biện pháp thứ 3:Tổ chức đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng choGV tiếng Anh THCS đáp ứng chương trình GDPT 2018