6 Đánh giá, rút kinh nghiệm, thực hiện các điều chỉnh kịp
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Nghiên cứu đề tài “ quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiếng Anh đáp ứng chương trình GDPT 2018 tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh” tác giả thu được kết luận như sau:
Một là, làm rõ lý luận. Quản lý bồi dưỡng cho GV tiếng Anh là một nội dung trong phát triển đội ngũ GV, góp phần tạo ra chất lượng giáo dục. Quản lý bời dưỡng cho GV tiếng Anh đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình GDPT 2018 phải tập trung vào lập kế hoạch bồi dưỡng cho GV các trường tiểu học, tổ chức thực hiện bồi dưỡng cho GV tiếng Anh, chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng cho GV tiếng Anh và kiểm tra đánh giá bồi dưỡng GV tiếng Anh đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình GDPT.
Đề tài cũng phân tích làm rõ nội dung quản lý và các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến quản lý bồi dưỡng GV tiếng Anh. Đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố sẽ là cơ sở quan trọng để xem xét, đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế thiếu sót, từ đó giúp cán bộ quản lý đưa ra các biện pháp quản lý bồi dưỡng GV Tiếng Anh đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình GDPT 2018.
Hai là, khảo sát thực trạng. Qua thực trạng bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anhhuyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đáp đáp ứng chương trình GDPT 2018, có thể đưa ra một số kết quả:
- Thiết kế và tổ chức khảo sát thực tiễn, đã nêu lên rõ những về nội dung phương pháp, đối tượng và cách xử lý số liệu khảo sát thực trạng.
- Về hoạt động quản lý, tập trung làm rõ các vấn đề như: về nhận thức mục tiêu, vai trị, nội dung, phương pháp, hình thức, về cơng tác kiểm tra đánh giá; làm rõ về mục tiêu tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
- Về thực trạng quản lý, tác giả tiếp cận vấn đề với các chức năng của quản lý chỉ đạt kết quả khá, chưa hiệu quả ở một số nội dung.
Những vấn đề nêu trên được tác giả trực tiếp nghiên cứu, khảo sát tại các trường THCS huyện Thuận Thành trong thời gian gần đây. Tình hình được tác giả nghiên cứu đánh giá khách quan, đúng thực trạng từ đó rút ra những nhận xét đánh giá làm căn cứ tác giả tiến hành đánh giá chung về thực trạng, làm cơ sở, căn cứ xây dựng các biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anhhuyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninhtrong chương 3.
Ba là, dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng, luận văn đã đề xuất 05 biện pháp cơ bản nhất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng cho GV tiếng Anh các trường THCS Thuận Thành đáp ứng chương trình GDPT 2018, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng chương trình GDPT 2018 bao gờm: 1) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV ở trường THCS các trường THCS huyện Thuận Thành đáp ứng chương trình GDPT 2018; 2) Xây dựng và triển khai các nội dung bồi dưỡng cho cho GV tiếng Anh phù hợp với thực tế của nhà trường; 3) Chỉ đạo đa dạng các phương thức, hình thức bời dưỡng cho GV tiếng Anh các trường THCS đáp ứng chương trình GDPT 2018; 4) Quản lý và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ bời dưỡng GV đáp ứng chương trình GDPT 2018; 5) Chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng GV đáp ứng chương trình GDPT 2018.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp mà đề tài đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi cao trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV tiếng Anh các trường THCS Thuận Thành đáp ứng chương trình GDPT 2018, tỉnh Bắc Ninh.
Trong 05 biện pháp được đề xuất, tính cần thiết được đánh giá cao hơn tính khả thi, trị TB của tính cần thiết từ 3.23 đến 3.63 trong đó tính khả thi có trị TB từ 2.61 đến 3.45.
Để các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV tiếng Anh các trường THCS Thuận Thành đáp ứng
chương trình GDPT 2018, tỉnh Bắc Ninh phát huy vai trò, tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý. Tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau: