2 .KIẾN NGHỊ
Bảng 2 .8 Số liệu quyết toán ngân sách năm 2015-2017
Đơn vị tính : Triệu đồng
2015 2016 2017
Ngân sách được giao 205.826 221.281 243.409
Ngân sách quyết toán 207.557 222.753 244.806
Chênh lệch 1.731 1.472 1.397 Nguồn Phịng Tài chính – Kế hoạch
Biểu đồ 2.6 Số liệu quyết toán ngân sách
Cơng tác giao dự tốn là gần sát với thực tế chi ngân sách của các đơn vị và phù hợp với cơ chế thị trường, qua đó cũng đánh giá được rằng các đơn vị thực hiện công tác chi ngân sách đã làm tốt nhiệm vụ của mình khi giao dự toán sát với thực tế.
Tuy vậy định mức chi cần được điều chỉnh hợp lý để bắt kịp sự tăng trưởng của thị trường nhằm giúp đỡ các đơn vị trong công tác cân đối chi ngân sách ở các đơn vị.
Quy trình quyết tốn NSNN
Theo quy định của Luật NSNN, quy trình quyết tốn NSNN được khái quát gồm các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Đơn vị lập và gửi Báo cáo quyết toán NSNN
Kết thúc năm ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện khóa sổ kế toán ngân sách, xử lý ngân sách cuối năm và đối chiếu với KBNN nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để xác nhận số liệu, từ đó lập Báo cáo quyết tốn NSNN.
Báo cáo quyết toán NSNN của đơn vị sử dụng ngân sách được gửi đơn vị dự tốn cấp trên xét duyệt, sau đó tổng hợp và gửi đơn vị dự tốn cấp I. Sau khi xét duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc, đơn vị dự toán cấp I tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN gửi cơ quan tài chính cùng cấp để cơ quan tài chính thẩm định quyết tốn NSNN theo quy định.
Về thời hạn đơn vị dự toán cấp I gửi Báo cáo quyết toán NSNN:
Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể thời hạn đơn vị dự toán cấp I gửi Báo cáo quyết toán NSNN cho cơ quan tài chính cùng cấp, tuy nhiên cần đảm bảo thời hạn để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương cho Bộ Tài chính trước ngày 01/10 năm sau.
Bước 2: Cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước thẩm định Báo cáo quyết tốn NSNN
Cơ quan tài chính: Thẩm định quyết tốn của đơn vị dự toán cấp I cùng cấp và quyết toán NSNN của ngân sách cấp dưới. Sau đó, cơ quan tài chính tổng hợp quyết tốn ngân sách cấp mình và ngân sách cấp dưới để gửi cơ quan tài chính cấp trên để thẩm định.
Theo quy định tại Điều 67 Luật NSNN năm 2015, Bộ Tài chính khơng thực hiện thẩm định đối với quyết toán ngân sách năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, trong quá trình tổng hợp quyết tốn NSNN, trường hợp phát
hiện có sai sót, Bộ Tài chính u cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp điều chỉnh lại số liệu. Trường hợp phát hiện sai phạm, Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Kết thúc q trình thẩm định quyết tốn NSNN, cơ quan tài chính trình Ủy ban nhân dân để trình Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Tiếp theo, cơ quan tài chính gửi Bộ Tài chính Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương để làm căn cứ tổng hợp quyết toán NSNN.
Bước 3: Kho bạc Nhà nước (Trung ương) tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN
Theo quy định tại Quyết định 26, nhiệm vụ tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN hằng năm được giao cho KBNN thực hiện.
KBNN căn cứ số liệu thu, chi NSNN, căn cứ Thông báo thẩm định quyết toán NSNN của các Bộ, cơ quan trung ương (đối với ngân sách trung ương) và số liệu ngân sách địa phương do Vụ NSNN tổng hợp trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương để tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán NSNN trình Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội theo quy định.
Bước 4: Kiểm toán Nhà nước kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN
Để đảm bảo tính đúng đắn, trung thực của số liệu quyết toán NSNN, Luật NSNN quy định:
Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết tốn NSNN trước khi trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn.
Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương trước khi gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê chuẩn.
Chậm nhất ngày 01/10 hằng năm, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương phải gửi Kiểm toán Nhà nước Báo cáo quyết toán NSNN để thực hiện kiểm toán.
Về các loại mẫu biểu khi quyết tốn
Nhìn chung quy trình quyết tốn của các đơn vị là phù hợp với quy định về quyết toán ngân sách cuối năm, tuy nhiên các quy trình cịn rườm rà và nhiều bước. Các loại biểu mẫu cần thiết cho công tác đánh giá khá đa dạng và nhiều. Trong thời gian tới cần áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quyết toán để giảm thời gian và quy trình quyết tốn nhằm giúp cơng tác quyết toán diễn ra một cách nhanh chóng và tiết kiệm.
2.2.2.4 Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát chi Ngân sách nhà nước về Giáo dục & Đào tạo
Cơng tác quyết tốn vốn và kiểm toán các khoản chi nhằm tổng kết đánh giá lại tồn bộ q trình chi ngân sách trong một năm ngân sách đã qua, quyết tốn chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT chính là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý chi NSNN. Khâu này được tiến hành trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá các khoản chi đã được nêu trong báo cáo quyết toán của đơn vị, để xác nhận, chuẩn y các khoản chi theo đúng dự toán, đúng chế độ Nhà nước quy định.
Công tác này làm chặt chẽ có tác dụng tăng cường kỷ luật tài chính, kế tốn, ngăn ngừa và có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm chế độ chính sách tài chính phát sinh. Đây là q trình nhằm kiểm tra rà sốt, chỉnh lý lại số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự tốn, rút ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo. Trên cơ sở xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc các báo cáo quyết toán của các đơn vị cơ sở giúp cho cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp quyết tốn NSNN hàng năm được đầy đủ và chính xác.
Cơng tác quyết tốn và kiểm toán các khoản chi ngân sách cho GD&ĐT ở thành phố Mỹ Tho được tiến hành theo một trình tự chung, đó là các đơn vị dự toán cấp dưới lập báo cáo quyết toán gửi các đơn vị dự toán cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp để tổng hợp, xét duyệt và chuẩn y. Cụ thể, trình tự lập, gửi, xét duyệt báo cáo quyết toán thời gian qua thực hiện như sau: Sở GD&ĐT tổ chức xét duyệt quyết toán năm cho các đơn vị trực thuộc, đồng thời tổng hợp quyết toán được duyệt gửi phịng
Tài chính – kế hoạch thuộc UBND thẩm tra và ra thơng báo xét duyệt quyết tốn cho đơn vị. Phịng Tài chính xét duyệt quyết tốn các trường thuộc tổng hợp gửi Sở Tài chính tỉnh phối hợp với Sở GD&ĐT kiểm tra xét duyệt quyết tốn kinh phí.
- iểm tra thường xun, định kỳ
Đối với HĐND Thành phố Mỹ Tho thực hiện vai trị quyết sách của mình trong việc giao dự toán, quyết định dự toán và điều chỉnh dự tốn; đồng thời làm tốt vai trị giám sát trong quản lý và điều hành ngân sách của thành phố.
Đối với Kho bạc nhà nước Thành phố đã thực hiện tốt việc kiểm soát các khoản thu, chi ngân sách toàn huyện theo quy định, đồng thời thực hiện tốt khâu kiểm soát hoạt động thu chi hiệu quả, đặc biệt là quản lý chi cho GD&ĐT ở các đơn vị sử dụng ngân sách.
Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành Phố đã thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn chun mơn, nghiệp vụ; thẩm tra quyết tốn sáu tháng, một năm với các đơn vị sử dụng ngân sách.
- iểm tra đột xuất:
Việc kiểm tra đột xuất thường diễn ra khi có sự việc xảy ra hoặc có đơn thư khiếu nại đối với một số cơ quan, đơn vị nào đó, hoặc theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố hay các cơ quan chun mơn khác. Việc kiểm tra này có thể do Thanh tra nhà nước, cơ quan Kiểm tra của Đảng, thanh tra tài chính, cơng an kinh tế của tỉnh hoặc TP Mỹ Tho.
Tóm lại, Cơng tác thanh tra, kiểm tra quản lý chi thường xuyên ngân sách tại
TP Mỹ Tho cho GD&ĐT nhìn chung khá tốt. Việc kiểm tra trước khi chi ngân sách từ khâu lập dự tốn chi NSNN được cơ quan tài chính và KBNN kiểm tra, xét duyệt nghiêm ngặt theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định. Lực lượng kiểm tốn nhà nước ở nước ta nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng tương đối mỏng nên không thường xuyên kiểm tra các đơn vị về cơng tác thực hiện ngân sách, các loại hóa đơn chứng từ thực hiện chi ngân sách. Số liệu tổng hợp ở các đơn vị cần được tổng hợp sau đó gửi về sở GD&ĐT, sau đó là phịng tài chính vì vậy số liệu được quyết tốn hồn tất là khoảng tháng 8 của năm sau năm tài chính, do đó nếu có sai phạm thì vẫn được phát hiện nhưng không kịp thời đánh giá và rút kinh nghiệm.
Nhìn chung cơng tác kiểm soát, kiểm tra giám sát cần được cải thiện nhiều hơn để nâng cao sự hiệu quả của công tác chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
2.2.3 Đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN về GD&ĐT GD&ĐT
2.2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan
- Điều kiện tự nhiên
Giáo dục không trực tiếp chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu như các ngành khác nhưng cơ sở vật chất dành cho giáo dục thì phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Ở các vùng có điều kiện tự nhiên khơng tốt, thường xun có thiên tai thì nguồn chi cho GD&ĐT cũng sẽ khơng dồi dào như các vùng đất ổn định, và công tác chi ngân sách cũng sẽ ảnh hưởng. Công tác chi ngân sách cho GD&ĐT ở các vùng khó khăn sẽ gặp nhiều bất lợi hơn so với các vùng có điều kiện tự nhiên tốt và ổn định.
- Điều kiện kinh tế – xã hội
Quản lý chi ngân sách nhà nước trong GD&ĐT trên địa bàn địa phương đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi ngân sách nhà nước giảm. Lạm phát cũng làm cho giá cả ngun vật liệu tăng, làm chi phí cơng trình tăng điều này có thể hỗn thực hiện dự án vì khơng đủ vốn đầu tư để thực hiện. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng khơng nhỏ đến quản lý chi ngân sách nhà nước trong GD&ĐT trên địa bàn địa phương.
Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý chi NSNN trong GD&ĐT.
Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý chi
ngân sách nhà nước trong GD&ĐT nói riêng. Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự cơng bằng, an tồn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà nước trong GD&ĐT sẽ có tác dụng kiềm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chi ngân sách nhà nước trong GD&ĐT ở địa phương.
Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi ngân sách nhà nước trong GD&ĐT ở địa phương. Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi tiêu trong GD&ĐT, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Hay như, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý chi GD&ĐT.
Chỉ trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong GD&ĐT đạt hiệu quả, khơng lãng phí cơng sức, tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tơn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó cơng việc được tiến hành trơi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách nhà nước trong GD&ĐT.
- Khả năng về nguồn lực ngân sách nhà nước
Dự toán về chi ngân sách trong GD&ĐT được lập ln ln dựa và tính tốn có khoa học của nguồn thu ngân sách, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch thu ngân sách, vì
vậy, chi ngân sách trong GD&ĐT không được vượt quá thu ngân sách dành cho đầu tư, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương để lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho GD&ĐT hàng năm. Đối với các địa phương có nguồn thu lớn thì khơng phụ thuộc vào NSTW cấp thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi ngân sách và quản lý chi ngân sách trong GD&ĐT.
2.2.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Nhóm nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước trong GD&ĐT bao gồm:
- Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi ngân sách nhà nước trong GD&ĐT, bao gồm các nội dung sau
Năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước ở địa phương.
Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với cơng tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước trong GD&ĐT ở từng địa phương nói riêng. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược khơng phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi ngân sách nhà nước trong GD&ĐT sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư dàn trải, phân bổ chi GD&ĐT khơng hợp lý; có thể dẫn đến