Hoàn thiện công tác lập, phân bổ dự toán Ngân sách cho GD&ĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước về giáo dục và đào tạo tại thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 99 - 101)

5. Nội dung nghiên cứu

3.2.4 Hoàn thiện công tác lập, phân bổ dự toán Ngân sách cho GD&ĐT

Việc lập dự toán chi NSNN sẽ cung cấp thông tin cần thiết để điều hành, thiết kế công tác tài chính cho sự nghiệp GD&ĐT, giúp lựa chọn, cân đối các nguồn lực tài chính, huy động và phân bổ các nguồn lực.

Hiện nay, công tác lập dự toán chi NSNN trên địa bàn MỸ Tho đã từng bước được hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu chung của ngành tài chính. Tuy nhiên, việc lập dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách còn quá cao gây khó khăn cho cơ quan tài chính trong thẩm định, xét duyệt. Do vậy, trong thời gian tới còn một vài nội dung cần phải hoàn thiện thêm, đó là:

- Trong lập dự toán NSNN, nên kéo dài thời gian thẩm tra, thẩm định dự toán ngân sách của các cấp chính quyền địa phương; xem xét bỏ cơ chế giao dự toán ngân sách mang tính pháp lệnh như hiện nay... Về lâu dài nên hạn chế tính lồng ghép của

NSNN, phân định rõ hơn quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong xây dựng dự toán ngân sách.

- Khi lập dự toán cần chú trọng đến chất lượng dự toán, dự toán cần lập đến chi tiết, lập theo từng quý, từng năm từ đó khắc phục tình trạng dự toán chỉ tập trung vào cân đối ngân sách.

- Cần phải xem xét đến hiệu quả của nó đối với tổng chi ngân sách cho sự nghiệp GD&ĐT tỉnh. Thông qua giải pháp này sẽ đảm bảo quản lý hiệu quả nguồn vốn ngân sách, thực hiện nhiệm vụ chi đúng quy định và đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

- Nên lập dự toán chi tiết đến từng mục chi và có những thuyết minh cần thiết về những căn cứ để lập dự toán chi NSNN nhằm tăng tính khoa học cho dự toán ngân sách được giao hàng năm.

Để thực hiện tốt các nội dung trên, đề nghị thực hiện một số yêu cầu sau: - Đối với cơ quan Tài chính: Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn lập dự toán năm kế hoạch, tạo điều kiện cho các đơn vị dự toán chủ động trong việc xác định thời gian và mẫu biểu số liệu phục vụ cho việc thảo luận dự toán với các cơ quan chủ quản. Thực hiện công khai dự toán NSNN cho GD&ĐT thông qua các phương tiện thông tin, công khai tại đơn vị, cơ sở giáo dục nhằm tạo điều kiện cho kiểm soát nội bộ tham gia quá trình giám sát.

- Đối với đơn vị dự toán: Phải xây dựng căn cứ lập, thuyết minh dự toán có tính sát thực, đáng tin cậy làm cơ sở bảo vệ dự toán với cơ quan tài chính. Thủ trưởng đơn vị thụ hưởng ngân sách phải bao quát các khoản kinh phí phải chi trong năm kế hoạch, nhằm xây dựng dự toán có độ chính xác cao và thực hiện theo dự toán đã lập. Lập dự toán phải căn cứ vào tình hình thực hiện năm trước để đảm bảo độ chính xác nhất định

Trong phân bổ dự toán ngân sách, bên cạnh việc xây dựng hệ thống định mức chi cho GD&ĐT, cần thiết phải công khai một cách rộng rãi các nguyên tắc, phương pháp phân bổ dự toán chi tiết cho các đơn vị thuộc huyện, ngành theo mục lục ngân sách, từng bước xác định hệ thống các nguyên tắc, phương pháp phân bổ chuẩn mực làm cơ sở cho việc phân khai dự toán chi tiết chi ngân sách cho các đơn vị dự toán.

Phát triển GD&ĐT trên địa bàn Mỹ Tho hiện nay chưa được đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn cả về quy mô, chất lượng, cơ sở hạ tầng,.. .Do đó, để tạo điều kiện cho các khu vực này phát triển thì cần phân bổ dự toán một cách khoa học, hợp lý, công bằng và đảm bảo tính đồng bộ trong sử dụng, điều hành và thanh toán NSNN.

Dựa vào tình hình thực tế của mỗi đơn vị GD&ĐT khác nhau mà sẽ có những mức phân bổ khác nhau như: Số lượng giáo viên, công nhân viên chức của các đơn vị sử dụng ngân sách theo biên chế, theo hợp đồng để tính lương, phụ cấp lương và các khoản phải trích theo lương cho người lao động. Đảm bảo chi đúng chế độ theo quy định, thực hiện đầy đủ nhất về cơ chế tự chủ về biên chế, tự chủ về

tài chính theo Nghị định số 43 năm 2006 của Chính phủ để tạo động lực phấn đấu cho tất cả các giáo viên, công nhân viên công tác trong ngành giáo dục.

Mỹ Tho cần phải tính đến khả năng cân đối ngân sách địa phương từ đó đưa ra giới hạn ngân sách hàng năm cho các đơn vị sử dụng ngân sách dựa trên các nhiệm vụ được giao của đơn vị đó. Điều này đòi hỏi các cơ sở GD&ĐT phải tự xem xét và quyết định chi tiêu của đơn vị mình, đồng thời tự tổ chức phân công lại các vị trí chuyên môn để đảm bảo chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả nguồn kinh phí được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước về giáo dục và đào tạo tại thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)