Xuất tam tạng ký tập, T55n2145, tr 85c

Một phần của tài liệu 1222009162619 (Trang 61 - 64)

Trí Khải và quy chế sinh hoạt của tơng Thiên Thai

Bên cạnh việc nghiên cứu và thọ trì kinh Pháp Hoa, xiển dương giáo nghĩa của Thiên Thai Tơng, ngài Trí Khải cũng rất quan tâm

đến lãnh vực luật học. Sự quan tâm này cĩ thể xuất phát từ nhân

duyên học hỏi luật nghi của ngài đối với luật sư Huệ Quang. Một trong những biên soạn quan trọng của Trí Khải là bản sớ giải

Kinh Phạm Võng Bồ-tát giới. Các thái tử hai triều Trần và Tùy

đều thọ giới Bồ-tát từ ngài. Chính ngài đã lên tiếng phản đối

mạnh mẽ khi hồng đế Hậu Chủ nhà Trần ra lệnh thanh lọc Tăng

đồn. Để thiết lập một quy chế chung cho người xuất gia đương

thời, ngài Trí Khải đã soạn Lập chế pháp thập điều52 để đưa ra mười điều khoản rõ rệt cho những ai muốn sinh hoạt trong Tăng đồn. Theo ngài, xét về căn tánh thì hàng xuất gia bao gồm hai

hạng căn cơ khác nhau: 1. sống viễn ly, cơ độc, tu hành mà đắc đạo; 2. nương theo hội chúng tu tập để được giải thốt. Những ai

sinh hoạt trong hội chúng cần phải thực hành ba điều căn bản: tọa

50 Xuất tam tạng ký tập, T55n2145, tr. 85c. 51 51

Quảng hoằng minh tập, T52n2103, tr. 324c. 52

Mười điều quy chế này được Quán Đảnh, một mơn đồ của ngài Trí Khải,

thiền, cơng phu lễ sám, và chấp tác. Theo đĩ, ngài chỉ ra cách

thức lễ Phật, tọa thiền, giữ gìn oai nghi trong khi tu tập, khi chấp tác, hoặc khi thọ trai, ngủ nghỉ, việc sử dụng y, bát, cách đối xử

hồ nhã trong hội chúng… Để hướng dẫn Tăng chúng thực hành nghi thức thọ trai, ngài đã soạn cuốn Quán tâm thực pháp. Theo tác phẩm này, sau khi trải tọa cụ, an tọa và nghe chuơng, hành giả chắp tay dâng lời cầu nguyện lên Tam Bảo trong khắp mười phương. Tiếp đến là phần hiến cúng thực phẩm cho chúng sanh

trong sáu cảnh giới luân hồi. Sau đĩ mỗi người nhận được phần

ăn của mình53. Trong Huấn tri sự nhơn, ngài Trí Khải cũng nhắc

nhở hàng xuất gia phải cẩn thận trong việc sử dụng tài sản của chùa chiền, đại chúng. Cần phải tận tâm phụng sự, hy sinh vì lợi ích chung và giữ gìn thanh danh của hội chúng mà mình đang

nương tu.

Để giúp cho những hành giả chuyên hành pháp sám hối, ngài Trí

Khải đã soạn nhiều nghi thức hành trì khác nhau như: Kính lễ pháp, Phổ lễ pháp, Thỉnh Quán thế âm sám pháp, Kim quang minh sám pháp, Phương đẳng tam muội hành pháp, Pháp Hoa tam muội sám nghi. Đối với những hành giả chuyên tu thiền, ngài

lại soạn các tác phẩm thiền học nổi tiếng khác như: Ma-ha chỉ quán và Lục diệu pháp mơn. Việc biên soạn những trước tác trên

cho thấy những nỗ lực của ngài trong việc thiết lập một đường

hướng tu tập thực tiễn, cĩ tổ chức, cĩ quy củ, nề nếp minh bạch cho Tăng chúng, đặc biệt là Tăng đồn của tơng Thiên Thai do

ngài sáng lập. Điều này hẳn đã gĩp phần cho sự ổn định và phát

triển của tơng Thiên Thai trong thời kỳ đầu của tơng phái này.

Kết luận

Quá trình truyền dịch các văn bản luật học riêng lẻ, các bộ quảng luật cũng như những nỗ lực biên soạn các tác phẩm luật nghi tự viện và quy chế chế sinh hoạt Tăng đồn là một sự tiếp nối liên

tục của nhiều thế hệ trong Tăng đồn Phật giáo Trung Hoa, mặc

dầu trong khoảng thời gian đĩ xã hội luơn bị xáo trộn bởi sự thay

đổi của những tập đồn chính trị khác nhau. Điều dễ nhận thấy là

trước khi luật sư Đạo Tuyên chính thức sáng lập Luật tơng tại

Trung Hoa, Tứ phần luật đã trở thành quảng luật phổ biến nhất

trong cộng đồng Phật giáo và các tác phẩm luật nghi tự viện của các ngài Đạo An, Huệ Viễn, Trí Khải… đã tạo nên những ảnh

hưởng nhất định đối với Tăng đồn tồn quốc. Mặc dầu dịng

Phật giáo được truyền đến Trung Hoa là truyền thống Phật giáo Đại Thừa, nhưng tất cả những sinh hoạt và quy chế của Tăng đồn đều được y cứ vào Quảng luật của các bộ phái tiền Đại thừa

như Pháp Mật Bộ, Hữu Bộ, và Đại Chúng Bộ, v.v… So với

Quảng luật của các bộ phái khác, Tứ phần luật mang tính nguyên thủy và chặt chẽ hơn. Nội dung và cấu trúc giới bổn, kiền độ của Quảng luật này và của Quảng luật Nam truyền rất giống nhau. Bên cạnh đĩ, nhờ vào uy tín và tài năng của các nhà truyền bá Tứ

phần luật như Huệ Quang, Quốc thống của triều Bắc Ngụy, và

Trí Thủ, một bậc luật sư uyên bác và thơng minh, nên Tứ phần luật đã nhanh chĩng ảnh hưởng đến các sinh hoạt cộng đồng

Tăng sỹ vào thời ấy. Cũng chính vì lẽ đĩ mà nhiều bậc luật sư

khác trước thời ngài Đạo Tuyên, và sau đĩ, chính ngài Đạo

Tuyên đã để tâm nghiên cứu, biên soạn sớ giải, và chọn Quảng

luật này làm văn bản chính cho sinh hoạt luật nghi Tăng đồn tại Trung Hoa.

Một phần của tài liệu 1222009162619 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)