Khai nguyên thích giáo lục, T55n2154, tr 510c.

Một phần của tài liệu 1222009162619 (Trang 43 - 45)

khoảng năm 404. Vào ngày mồng ba tháng chạp năm ấy, tại Trường An, ngài Phất-nhã-đa-la cùng La Thập khởi sự dịch Quảng luật này. Nhưng vừa mới tụng được hơn hai phần Phạn bổn của Quảng luật này thì ngài Phất-nhã-đa-la viên tịch. Việc phiên dịch vì thế bị gián đoạn. Mùa Thu năm 405, khi hay tin

Đàm-ma-lưu-chi (Dharmaruci) vừa đến Trường An, Huệ Viễn bèn viết thư sai đệ tử mình là Đàm Ung mang đến cho Đàm-ma- lưu-chi và thỉnh cầu vị này trùng tuyên phần cịn lại của Thập tụng luật. Nhờ sự thỉnh cầu này, Đàm-ma-lưu-chi và La Thập đã dịch xong Quảng luật này. Sau khi La Thập viên tịch vào năm 409, Tỳ-ma-la-xoa (Vimalākṣa - Vơ Cấu Nhãn) đã hiệu đính lại và thêm ba quyển mới vào bản dịch Quảng luật của La Thập (gồm 58 quyển) thành ra bộ Quảng luật Thập tụng hồn chỉnh, gồm 61 quyển. Tỳ-ma-la-xoa sinh trưởng tại Kế Tân, là một bậc sa mơn cĩ phẩm hạnh và khí tiết cao cả. Trong thời gian xiển dương luật học tại Qui Tư, học giả bốn phương, trong đĩ cĩ La Thập, qui tụ tham học với ngài nhiều vơ số. Năm Hoằng Thủy thứ tám (406) ngài đến Trường An, được La Thập tiếp đĩn và hầu hạ cung kính. Tuy gặp được La Thập vào năm 406, nhưng mãi

đến ba năm sau, lúc La Thập đã viên tịch, ngài La-xoa mới hiệu

đính lại bản dịch trên. Những phần thêm vào của ngài La-xoa cĩ thể được căn cứ vào Phạn bản của Quảng luật này được lưu hành tại Trung Á vào thời ấy9.

2. Tứ phần luật của Đàm Vơ Đức bộ (hay Pháp Mật Bộ - Dharmagupta) được Phật đà-da-xá, người tụng thuộc lịng Phạn bản của Quảng luật này, và Trúc Phật Niệm dịch tại Trường An từ năm 410 đến năm 413, gồm 44 quyển, về sau phân thành 60 quyển.

3. Ma-ha Tăng kỳ luật của Đại Chúng Bộ (hay Ma-ha-tăng- kỳ - Mahāsāṃghika) được Phật-đà-bạt-đà (Buddhabhadra) và

9

E.Lamotte, History of Indian Buddhism, S. Webb-Boin (tr.), Louvain-la-

Pháp Hiển dịch tại Nam Kinh vào những năm 416 – 418, gồm 40 quyển. Phạn bản của Quảng luật này được Pháp Hiển tìm thấy tại Hoa Thị thành (Pāṭaliputra), nước Ma-kiệt-đà, Ấn Độ.

4. Ngũ phần luật của Hĩa Địa Bộ (hay Di-sa-tắc – Mahīśāsaka) được Phật-đà-thập (Buddhajīva), Trí Thắng, và Trúc

Đạo Sinh dịch hồn thành vào những năm 423-424. Bản dịch này dựa trên Phạn bản được ngài Pháp Hiển mang về từ Tích Lan. Luật tạng của phái Ca-diếp-di-bộ thì duy chỉ cĩ quyển Giải thốt giới kinh do ngài Bát Nhã Lưu Chi (Prajđāruci) dịch vào năm 543 dưới thời Đơng Ngụy, Quảng luật của phái này chưa được dịch ra. Cùng với sự xuất hiện của các Quảng luật, các bộ luận giải luật học cũng lần lượt được phiên dịch10. Sự hồn thành bốn bộ

Quảng luật chính trong một thời gian ngắn như trên đã nĩi lên nhu cầu cấp bách trong việc thiết lập một thể chế sinh hoạt Tăng

đồn theo tiêu chuẩn giới luật nhà Phật.

Trong số bốn bộ Quảng luật kể trên, Thập tụng luật vốn được các

đệ tử của ngài La Thập nghiên cứu và quảng bá là bộ luật phổ

biến nhất tại Trung Hoa dưới thời Nam Bắc triều. Nếu như tại Trường An, Thập tụng luật được phổ biến là do các mơn đồ của pháp sư La Thập, thì tại Giang Nam bộ luật này được hai ngài Tỳ-ma-la-xoa và Huệ Viễn dốc lịng truyền bá. Sau khi La Thập dịch xong Thập tụng luật, ngài La-xoa đã cẩn thận hiệu đính lại bản dịch này trước khi lưu truyền. Về sau ngài về phương Nam chuyên tâm xiển dương Thập tụng luật khiến cho luật tạng Phật giáo được quảng bá khắp nơi. Bàn về điểm này, Cao tăng truyện

Một phần của tài liệu 1222009162619 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)