1.5. Quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâ mở
1.5.1. Tầm quan trọng của đội ngũ GV và cán bộ quản lí giáo dục
Đội ngũ GV và đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) giáo dục: quản lí các nhà trường và quản lí các cơ quan trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trị rất quan trọng cho sự thành bại của sự nghiệp giáo dục. Sản phẩm của họ khác với sản phẩm của các loại hình lao động khác ở chỗ: Sản phẩm này tích hợp cả nhân tố tinh thần và vật chất, đó là “Nhân cách – Sức lao động”. Thành quả lao động của họ vừa tác động vào hình thái ý thức xã hội (giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, tình đồn kết đồng thuận của đất nước), vừa hình thành sức lao
động kĩ thuật thúc đẩy sự năng động của đời sống thị trường, ở đây là thị trường sức lao động. Sứ mệnh của đội ngũ GV và CBQL giáo dục có ý nghĩa cao cả đặc biệt. Họ là bộ phận lao động tinh hoa của đất nước. Lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển đất nước, cộng đồng đi vào trạng thái phát triển bền vững (Bùi Minh Hiền, 2017).
1.5.2. Vai trị của quản lí trong triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội. Việc thực hiện công tác đổi mới này chính là thực hiện một q trình thay đổi. Q trình thực hiện sự đổi mới này có thành cơng và thu được những kết quả mong đợi hay không phụ thuộc phần lớn vào cơng tác quản lí của nhà quản lí. Vì vậy, “Phải đổi mới quản lí để quản lí sự thay đổi”. Trong đổi mới phương pháp dạy học, GV và HS là những chủ thể có vai trị quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy học cũng như sự thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy, trọng tâm của quản lí đổi mới phương pháp dạy học là quản lí hoạt động giảng dạy của GV, quản lí hoạt động học tập của HS (Trần Ngọc Giao, 2013).
1.5.3. Vai trị của người quản lí trường tiểu học trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Tuy không trực tiếp tham gia vào q trình dạy học nhưng vai trị của nhà quản lí trong việc nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và hiệu quả dạy học lấy HS làm trung tâm nói riêng lại vơ cùng quan trọng.
Nhà quản lí giỏi sẽ biết khai thác những thuận lợi của dạy học lấy HS làm trung tâm ở bậc tiểu học (đã trình bày ở mục 1.4.1.), khắc phục những khó khăn của việc vận dụng quan điểm dạy học này (đã trình bày ở mục 1.4.2.). Nhà quản lí cần hiểu rõ những ưu điểm, nhược điểm của các nguồn lực mà mình quản lí, đề ra các kế hoạch phù hợp, tổ chức thực hiện, chỉ đạo sâu sát và kiểm tra chặt
chẽ đối với các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học nói riêng.
Như vậy, có thể hiểu, mặc dù hiệu quả của hoạt động dạy học lấy HS làm trung tâm khơng phụ thuộc hồn tồn vào người quản lí nhưng vai trị của người quản lí trong hoạt động này lại có tính chất quyết định.
1.5.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học tâm ở trường tiểu học
- Xác định các căn cứ để lập kế hoạch dạy học lấy HS làm trung tâm
Tập hợp, nghiên cứu kĩ các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành về giáo dục của Nhà nước ở bậc tiểu học, về dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm; Thu thập các thơng tin cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội địa phương, yêu cầu của xã hội và cộng đồng dân cư đối với nhà trường; Đánh giá tình hình đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của nhà trường, tình hình học sinh, kết quả đạt được và những hạn chế của năm học trước; Xây dựng kế hoạch dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm phải quán triệt yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
Kế hoạch dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm được lập từ đầu năm học cùng với kế hoạch chuyên môn của trường tiểu học và tuân theo đúng các qui định về cấu trúc mà một bản kế hoạch cần có.
Mỗi trường tiểu học có thể có những cách thể hiện các bản kế hoạch khác nhau, tuy nhiên trong khi lập kế hoạch cần chú ý các nội dung sau:
+ Chỉ rõ những căn cứ để lập kế hoạch, mô tả thực trạng nhà trường, phân tích đặc điểm tình hình của nhà trường để từ đó xác định mục tiêu cần đạt. Mục tiêu phải đảm bảo nguyên tắc SMART: cụ thể, đo được, có thể thực hiện được, có tính thực tế và hạnh định về thời gian.
+ Nêu rõ, gọn phương hướng, nhiệm vụ, các chỉ tiêu về hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm (đề cập cụ thể các mục tiêu phấn đấu của từng tổ, khối).
+ Các biện pháp thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong năm học (biện pháp thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, SGK; biện pháp xây dựng nền nếp dạy học; biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học).
+ Xác định cụ thể thời gian tiến hành các hoạt động; dự trù các nguồn tài lực, vật lực để thực hiện kế hoạch; phân công công việc cho cá nhân hoặc bộ phận phụ trách.
Qui trình triển khai xây dựng kế hoạch dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học:
+ Bước 1: Tổ trưởng phổ biến kế hoạch, yêu cầu, hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch dạy học lấy HS làm trung tâm theo các nội dung đã qui định.
+ Bước 2: Tổ chức góp ý và phê duyệt.
+ Bước 3: Theo dõi, đơn đốc, động viên GV trong q trình thực hiện kế hoạch.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch cá nhân, kế hoạch của tổ. Trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm cần chú ý các khâu: Tiếp nhận các nguồn lực từ cấp trên hoặc từ các bộ phận khác; Sắp xếp, phân công giáo viên chủ nhiệm (đặc biệt chú trọng việc sắp xếp giáo viên dạy khối lớp 1 và khối lớp 5); phân công giáo viên bộ môn; chọn cử khối trưởng, tổ trưởng chuyên môn; phân chia bàn ghế, các đồ dùng thiết yếu vào các phòng học.
Sử dụng kế hoạch dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm của nhà trường, của tổ chuyên môn và của cá nhân giáo viên để làm cơ sở kiểm tra, đánh giá hoạt động chun mơn. Theo đó, xác định mức độ đạt được so với kế hoạch, phát hiện những sai lệch, xem xét những gì chưa đạt được hoặc ở mức
độ thấp cùng những nguyên nhân của chúng và những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn để điều chỉnh cho kịp thời, phù hợp.
1.5.5. Xây dựng và quản lí hồ sơ dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học trung tâm ở trường tiểu học
- Xây dựng hồ sơ dạy học lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học
Hồ sơ dạy học lấy HS làm trung tâm là tập hợp các tài liệu có liên quan đến việc dạy học lấy HS làm trung tâm của từng GV trong tổ chuyên môn và của tổ chuyên môn.
Các loại hồ sơ đối với GV: + Giáo án (bài soạn); + Kế hoạch giảng dạy; + Sổ họp chuyên môn; + Sổ dự giờ;
+ Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm)
+ Hồ sơ theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học; + Hồ sơ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
Các loại hồ sơ đối với tổ chuyên môn:
+ Sổ họp tổ chun mơn, nội dung cần có: danh sách và lí lịch trích ngang của GV trong tổ chuyên môn; ghi nội dung các cuộc họp chuyên môn về hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm; các văn bản, thông tư, quyết định… về dạy học lấy HS làm trung tâm.
+ Hồ sơ chuyên đề về dạy học lấy HS làm trung tâm của tổ chun mơn.
- Quản lí hồ sơ dạy học lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học
Việc quản lí hồ sơ dạy học lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học được quản lí thơng qua cơng tác của tổ trưởng chun mơn dưới sự giám sát của phó hiệu trưởng và sự chỉ đạo của hiểu trưởng trường tiểu học theo hai phương thức chính: quản lí trực tiếp các hồ sơ của tổ chuyên môn hoặc qua việc kiểm tra các
tài liệu liên quan đến các hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm của GV.
1.5.6. Quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm của tổ chuyên môn trong trường tiểu học của tổ chuyên môn trong trường tiểu học
Căn cứ vào qui định của Điều lệ trường tiểu học về nhiệm vụ của tổ chuyên môn và của tổ trưởng chun mơn, có thể xác định các nội dung cơ bản quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm của tổ chuyên môn gồm:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm của tổ; hướng dẫn GV xây dựng các KH cá nhân tương ứng với nhiệm vụ của họ.
+ Quản lí hoạt động dạy học: quản lí thực hiện chương trình dạy học lấy HS làm trung tâm theo qui định; quản lí việc soạn bài của GV, quản lí việc dạy học trên lớp, quản lí việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.
+ Xây dựng và phát triển đội ngũ: phân công giảng dạy, chủ nhiệm lớp, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV. Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì, theo chuyên đề, bồi dưỡng qua thăm lớp, dự giờ, qua hội giảng, qua tổ chức giao lưu, nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, qua tự học các nội dung theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.
- Một số biện pháp quản lí hoạt động của tổ chun mơn:
+ Phát huy vai trị tổ trưởng chun mơn trong quản lí hoạt động dạy học. + Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí hoạt động chuyên môn cho tổ trưởng chuyên môn.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn tăng cường mối quan hệ phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức khác trong nhà trường.
1.5.7. Quản lí hoạt động học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm của HS tiểu học HS tiểu học
- Một số yêu cầu trong quản lí hoạt động học tập của HS: + Giúp HS có tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn;
+ Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS; + Hình thành được nền nếp học tập cho HS;
+ Nâng cao chất lượng học tập cho toàn thể HS và từng HS. - Biện pháp quản lí hoạt động học tập của HS:
+ Tổ chức xây dựng và thực hiện nội qui học tập của HS. + Phát động phong trào thi đua học tập.
+ Chỉ đạo GV chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, trong đó có nội dung quản lí HS học tập.
+ Chỉ đạo cơng tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để quản lí hoạt động học của HS.
+ Chỉ đạo phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác (Trần Ngọc Giao, 2013).
1.5.8. Quản lí đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm trung tâm
Quản lí thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong trường tiểu học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm bao gồm nhiều nội dung, trong đó có:
- Quản lí xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dạy học bám sát các yêu cầu đổi mới.
- Quản lí việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.
- Quản lí giờ lên lớp của GV theo quan điểm lấy HS làm trung tâm: giờ lên lớp của GV thể hiện năng lực, kinh nghiệm tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, sử dụng phương tiện, đồ dùng, phương pháp dạy học, nghệ thuật sư phạm trong
giảng dạy, giao tiếp, xử lí tình huống trong và ngồi dự kiến…nó giữ vai trị quyết định đến chất lượng dạy học.
- Quản lí việc GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo quan điểm lấy HS làm trung tâm, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và theo thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo về Sửa đổi, bổ sung một số điều của qui định đánh giá HS tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014.
- Quản lí cơng tác bồi dưỡng GV, đáp ứng yêu cầu dạy học. - Quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
- Quản lí hoạt động học tập của HS theo quan điểm lấy HS làm trung tâm: Quản lí động cơ, thái độ học tập, quản lí phương pháp học tập ở trường cũng như ở nhà.
1.5.9. Quản lí sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lấy HS làm trung tâm trong dạy học lấy HS làm trung tâm
- Quản lí sử dụng các thiết bị dạy học nhằm thực hiện tốt chương trình tiểu học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.
- Quản lí việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học lấy HS làm trung tâm.
Việc đưa CNTT vào giảng dạy và ứng dụng trong trường tiểu học là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học.
1.6. Các yếu tố ảnh hướng đến quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học
1.6.1. Các yếu tố chủ quan
- Nhận thức của CBQL, GV và phụ huynh học sinh về dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm, tầm quan trọng của việc vận dụng quan điểm và cơng tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm này.
Để quản lí hiệu quả hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học địi hỏi phải có nhận thức đúng đắn của CBQL, GV và phụ huynh về bản chất của quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm cũng như tầm quan trọng của việc vận dụng quan điểm này vào thực tiễn và vai trị của cơng tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm này.
CBQL là chủ thể của cơng tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm. CBQL hiểu biết sâu sắc về bản chất của quan điểm, về tầm quan trọng của cơng tác quản lí hoạt động này thì mới có thể hoạch định được cơng tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm một cách chính xác, khả thi và hiệu quả. GV là đối tượng của cơng tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm và đồng thời là chủ thể của hoạt động dạy học theo quan điểm này, PH là đối tượng gián tiếp của cơng tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm. Do vậy, nhận thức đúng đắn của GV và PH về bản chất của quan điểm và tầm quan trọng của cơng tác quản lí hoạt động dạy học này là những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí hoạt động dạy học lấy HS làm trung tâm.
- Trình độ, năng lực quản lí của hiệu trưởng; trình độ chun mơn, nghiệp vụ của GV
Nhận thức đúng đắn mà hạn chế về năng lực và trình độ sẽ có ảnh hưởng