Số liệu trường, lớp tiểu học giai đoạn 2016 đến 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 1, thành phố hồ chí minh theo quan điểm lấy học (Trang 56 - 60)

Năm học Tổng số trường Tổng số lớp Tổng số học sinh Tổng số giáo viên Công lập Ngồi cơng lập Công lập Ngồi cơng lập Công lập Ngồi cơng lập Công lập Ngồi cơng lập 2016 - 2017 16 1 471 65 17.577 1.131 698 77 2017 - 2018 16 3 476 46 17.145 742 665 97 2018 - 2019 16 1 477 38 17.008 730 672 148

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1, 2019)

Liên tục nhiều năm qua, bên cạnh việc thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của toàn ngành thì cấp tiểu học cịn thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục một cách hiệu quả.

Cụ thể, công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT tại các đơn vị được thực hiện nghiêm túc và đã đi vào nề nếp. Các trường đã thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thơng tin, phần mềm quản lí kết quả giáo dục và học tập của HS để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho GV quan tâm đến HS và đổi mới phương pháp dạy học. Thực hiện tốt việc sử dụng email trong việc chỉ đạo, trao đổi thông tin đến các trường và từ Ban Giám hiệu nhà trường tới từng cán bộ, GV, nhân viên trong trường. Nhiều GV đã mạnh dạn sử dụng phần mềm Class Dojo, mạng xã hội Edmodo trong tiết dạy hằng ngày để HS tương tác, tự đánh giá kết quả học tập của cá nhân và đánh giá lẫn nhau. Khuyến khích và hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm Power Point, Xmind,

Mindmap để trình bày kết quả hoạt động nhóm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, Phịng Giáo dục và Đào tạo Quận 1 đã thực hiện nghiêm túc và triển khai đến tồn thể CBQL và GV cơng văn số 2978/GDĐT–TH ngày 29/8/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về hướng dẫn chuyên môn tiếng Anh cấp tiểu học năm học 2018-2019; công văn số 3087/GDĐT-TH ngày 6/9/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện dạy và học các mơn học Tốn, Khoa và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam; Quản lí các chương trình bổ trợ tiếng Anh và thẩm định danh sách GV tiếng Anh bản ngữ; Thực hiện 100% việc sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy Tiếng Anh theo văn bản số 1108/GDĐT-VP ngày 17/4/2015 của Sở Giáo dục & Đào tạo. Hằng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo đều rà soát tiến độ Đề án 448, hiện nay đã có trên 99% HS được học tiếng Anh, bảo đảm lộ trình thực hiện đến năm 2020 có 03 mơ hình: tiếng Anh Tăng cường, tiếng Anh Đề Án và tiếng Anh Tích hợp. Về đào tạo, bồi dưỡng GV tiếng Anh, phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Hiệu trưởng có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể cho đội ngũ GV nhằm giúp các giáo viên đạt chuẩn về năng lực tiếng Anh theo khung quy định 6 bậc CEFR. Tổng số giáo viên tiếng Anh đến thời điểm hiện tại theo biên chế là 85 giáo viên (45,88% giáo viên đạt chuẩn B2) tương đối đáp ứng yêu cầu dạy học tiếng Anh ở cấp học. Tiếp tục thực hiện Đề án “Dạy và học các mơn Tốn, Khoa học và Tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam” theo Quyết định số 5659/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, tồn quận có 8/16 trường tiểu học với 77 lớp thực hiện chương trình tích hợp.

Ngồi ra, việc tổ chức tốt các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa cũng là một điểm mạnh của giáo dục tiểu học Quận 1. Các trường đã chuyển mạnh các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa sang hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm. Các

trường tiểu học còn chủ động kết hợp với các trung tâm giáo dục kĩ năng sống tổ chức giảng dạy kỹ năng sống tại các lớp học hoặc thực hiện các chuyên đề theo khối lớp; việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các bài học trong chương trình cũng được các giáo viên tích cực thực hiện.

Về mơ hình trường tiên tiến ở cấp tiểu học, Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học đã thực hiện tốt lộ trình năm thứ ba, đã được Đồn Đánh giá ngồi khảo sát chính thức để cơng nhận trường đạt chuẩn Quốc gia và công nhận lại đạt kiểm định chất lượng giáo dục theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT. Về cơng tác kiểm định: hiện Quận 1 có 14/16 trường tiểu học đã được công nhận. Năm học 2018-2019, 02 trường tiểu học cịn lại là Nguyễn Thái Bình và Kết Đồn cũng đã được Đồn Đánh giá ngồi khảo sát chính thức để cơng nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục.

Đặc biệt, nhằm chuẩn bị tốt cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới, Phịng Giáo dục và Đào tạo đã tun truyền, triển khai nội dung chương trình giáo dục phổ thơng mới đến tất cả CBQL và GV. Tuyên truyền tới PH và xã hội chủ trương, mục đích, ý nghĩa của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng. Tích cực chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ GV, lập danh sách cốt cán chuẩn bị công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV dạy các khối lớp và ưu tiên cho khối lớp 1. Chỉ đạo các trường quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho việc triển khai thực hiện chương trình mới.

Tính đến hết năm học 2018-2019, giáo dục cấp tiểu học Quận 1 đã đạt 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp Một, 100% học sinh được học 2 buổi/ngày, 100% học sinh từ 6 tuổi được học tiếng Anh, được trang bị đủ 4 kỹ năng (nghe, đọc, nói, viết) và việc duy trì, đảm bảo chất lượng phổ cập Giáo dục tiểu học cũng đạt 100%.

2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục tiêu khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục tiêu khảo sát thực trạng

Nhằm tìm hiểu và đánh giá về nhận thức và việc thực thi dạy học lấy học sinh làm trung tâm của GV; tìm hiểu và đánh giá về thực trạng quản lí hoạt động dạy học lấy HS làm trung tâm của CBQL ở các trường tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, thơng qua hoạt động xử lí thông tin, người nghiên cứu xây dựng cơ sở cho việc đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học lấy HS làm trung tâm ở bậc tiểu học.

2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng

- Thực trạng dạy học lấy HS làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM: nhận thức và thực tế.

- Thực trạng quản lí dạy học lấy HS làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM: nhận thức và thực tế.

2.2.3. Đối tượng khảo sát thực trạng

Người nghiên cứu chọn 9 trường trên tổng số 16 trường tiểu học cơng lập thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, để tiến hành khảo sát. Các trường khảo sát được chia thành 3 nhóm với đặc điểm như sau:

Nhóm một gồm 3 trường hiện được xem là trường lớn, nổi tiếng trên địa bàn Quận 1 nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, thu hút rất nhiều phụ huynh trong và ngồi quận. Gồm có trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, trường Tiểu học Đinh Tiên Hồng và trường Tiểu học Lê Ngọc Hân.

Nhóm hai là 3 trường đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhằm tạo điều kiện tốt nhất để có sự chuyển mình, thay “chiếc áo mới”, từ trường ở mức độ trung bình nhưng được kỳ vọng trở thành trường lớn trong tương lai gần. Đó là trường Tiểu học Nguyễn Huệ, trường Tiểu học Phan Văn Trị và trường Tiểu học Nguyễn Thái Học.

Nhóm ba là 3 trường nhỏ, nằm ở khu vực khá phức tạp trong Quận 1, phụ huynh đa phần là dân cư lao động, quy mô trường lớp nhỏ (ít hơn 27 lớp),

số lượng học sinh ít, ban giám hiệu chỉ có 2 người gồm hiệu trưởng và 1 phó hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn chỉ có 4-6 người (nhóm trường một và hai có 7 tổ trưởng chuyên môn). Nhóm này gồm có trường Tiểu học Chương Dương, trường Tiểu học Trần Khánh Dư và trường Tiểu học Trần Quang Khải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 1, thành phố hồ chí minh theo quan điểm lấy học (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)