Các khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 1, thành phố hồ chí minh theo quan điểm lấy học (Trang 25 - 30)

1.2.1. Dạy học

Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về việc học của HS, do vậy cũng có nhiều quan điểm khác nhau về việc dạy học. Sau đây là 2 quan điểm phổ biến:

- Đề cao yếu tố môi trường, tác động từ bên ngồi, dạy học là “rót nước vào bình”, là thực hiện tác động và gia cố theo trình tự để đạt được mục tiêu; nếu ngừng dạy học thì HS ngừng phát triển (Chủ nghĩa hành vi: Skinner, Watson).

- Đề cao tính tương tác giữa HS và mơi trường, sự tích cực của HS trong việc kiến tạo nên tri thức của mình (Thuyết kiến tạo tri thức /Constructivism).

Thuyết kiến tạo có 2 hướng:

- Nhà tâm lý học Piaget cho rằng dạy học cần vừa (thích hợp) với mức độ phát triển của HS. Mỗi HS là một nhà thám hiểm bẩm sinh, tích cực khám phá thế giới xung quanh để kiến tạo nên tri thức cho mình. Nhưng HS là những nhà khoa học độc hành trên con đường khám phá và kiến tạo tri thức. Piaget chú trọng tới hoạt động cá nhân và cá nhân HS (Phan Thị Thu Hiền, 2013).

- Vygotsky (social constructivism): Cho rằng HS không chỉ học qua hành động/trải nghiệm với thế giới xung quanh mà còn qua tương tác với bạn bè và người lớn. Dạy học đi trước sự phát triển một bước: dạy học hướng tới vùng phát triển gần nhất (Vygotsky), GV có vai trị làm “giàn giáo” (scaffolding) chắp cánh cho HS phát triển lên mức độ cao hơn (Brunner): cách nhìn nhận đang được đánh giá cao nhất hiện nay (Phan Thị Thu Hiền, 2013).

Trong lịch sử phát triển của dạy học và nhà trường, có nhiều quan niệm khác nhau về dạy học, như: dạy học là quá trình trong đó người dạy truyền thụ tri thức khoa học cho người học; dạy học là một quá trình truyền thụ và lĩnh hội tri thức và phương pháp hoạt động nhận thức của con người; dạy học là một quá trình điều khiển và tự điều khiển, là một quá trình thống nhất biện chứng giữa sự chỉ đạo, bị chỉ đạo và tự chỉ đạo; dạy học là một q trình truyền thơng tin, nhận, xử lí và vận dụng thơng tin; dạy học là sự tác động qua lại có chủ đích, được thay đổi một cách có trình tự giữa người dạy và người học, mà trong quá trình ấy các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển chung cho người học được giải quyết; dạy học là toàn bộ hoạt động của người dạy và người học

được người dạy hướng dẫn nhằm làm cho người học tự giác nắm vững hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và trong q trình đó, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động và hình hành cơ sở của thế giới quan; dạy học là tập hợp những hành động liên tiếp và thâm nhập vào nhau của thầy và trò dưới sự hướng dẫn của thầy, nhằm đưa trò tới mục đích dạy học (Trần Thị Hương, et al., 2017). Từ những quan niệm truyền thống và tiếp cận những quan niệm hiện đại về dạy học, có thể hiểu hoạt động dạy học là hoạt động phối hợp tương tác và

thống nhất giữa hoạt động chủ đạo của giáo viên và hoạt động tự giác, tích cực, chủ động của học sinh nhằm thực hiện mục tiêu dạy học (Trần Thị Hương,

et al., 2017).

1.2.2. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Có nhiều quan niệm khác nhau về dạy học lấy HS làm trung tâm. Có người quan niệm dạy học lấy HS làm trung tâm như một tư tưởng, một quan điểm, một cách tiếp cận dạy học. Cũng có người hiểu dạy học lấy HS làm trung tâm ở tầm phương pháp. Theo Trần Bá Hồnh, “Khơng nên xem dạy học dạy học lấy học sinh làm trung tâm như một phương pháp dạy học, đặt ngang tầm với các phương pháp dạy học đã có, mà nên quan niệm nó như là một tư tưởng, một quan điểm dạy học chi phối cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá hiệu quả dạy học” (Trần Bá Hoành, 2003).

Tác giả rất đồng ý kiến với Trần Bá Hoành, nên quan niệm dạy học lấy HS làm trung tâm là một cách tiếp cận, một quan điểm dạy học. Nói đến dạy học lấy HS làm trung tâm là nói đến một tư tưởng bao qt chung, cịn mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và cách đánh giá hiệu quả dạy học là những yếu tố chi tiết, những tập hợp con của quan điểm này. Nếu chỉ xem dạy học lấy HS làm trung tâm là một phương pháp dạy học theo cách hiểu như là một cách thức, hành động, thao tác thực hiện cụ thể nhằm giải quyết các nhiệm vụ dạy học đạt đến mục đích dạy học cơ bản trong từng bài học thì e rằng khơng tốt lên được hết bản chất, nội hàm của quan điểm dạy học này.

Như vậy, có thể hiểu dạy học lấy HS làm trung tâm là một quan điểm dạy học mà trong đó có sự phối hợp tương tác, thống nhất giữa hoạt động chủ đạo của người dạy với hoạt động chủ động của người học trên cơ sở người học được đặt ở vị trí trung tâm của hệ giáo dục.

1.2.3. Quản lí

Quản lí là q trình thực hiện các cơng việc xây dựng kế hoạch hành động, sắp xếp tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm soát và đánh giá kết quả, sửa chữa sai sót (nếu có) để đảm bảo hồn thành mục tiêu của tổ chức đã đề ra (Trần Ngọc Giao, 2013).

Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra (Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo, 2017).

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” (Trần Kiểm, 2002). Theo tác giả Trần Hồng Qn: “Quản lí là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người bị quản lí) trong tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” (Trần Hồng Quân, 1995).

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì: “Quản lí là q trình gây tác động của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm đạt mục tiêu chung” (Đặng Quốc Bảo, 1999).

Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc lại cho rằng “Hoạt động quản lí là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” (Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2004).

Từ những cách tiếp cận khái niệm quản lí trên, có thể nhận thấy quản lí là một hệ thống bao gồm hai nhân tố là chủ thể quản lí và khách thể quản lí. Hai nhân tố này có quan hệ tương hỗ với nhau nhằm thực hiện mục đích chung của tổ chức. Chủ thể quản lí là người đề ra các mục tiêu cần đạt được, những chủ trương, biện pháp cần thực hiện, huy động các nguồn lực, điều hành hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức. Cịn khách thể quản lí là người chịu sự tác động của chủ thể quản lí, thực hiện các quyết định quản lí nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

Như vậy, quản lí là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều phối các nguồn lực nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.

1.2.4. Quản lí giáo dục

Quản lí giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điều phối, giám sát một cách hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (Trần Ngọc Giao, 2013).

Quản lí giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến, lên trạng thái mới về chất (Trần Kiểm, 2002).

Theo những quan niệm trên, quản lí giáo dục bao gồm các nhân tố cơ bản như: Chủ thể quản lí giáo dục, đối tượng và khách thể quản lí giáo dục, mục tiêu giáo dục. Chủ thể quản lí giáo dục và đối tượng giáo dục có sự khác nhau đối với những quy mô giáo dục khác nhau. Mục tiêu giáo dục có sự thay đổi

theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể, được thực hiện thống nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến từng trường học.

Như vậy, quản lí giáo dục là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí giáo dục tới các đối tượng quản lí giáo dục trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều phối các nguồn lực nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt được mục đích giáo dục.

1.2.5. Quản lí dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Từ khái niệm quản lí giáo dục và khái niệm dạy học lấy HS làm trung tâm, có thể hiểu quản lí dạy học lấy HS làm trung tâm là sự tác động có định hướng,

có chủ đích của chủ thể quản lí giáo dục tới đối tượng quản lí giáo dục trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều phối các nguồn lực nhằm mục tiêu đảm bảo các hoạt động dạy học phải được diễn ra trong sự phối hợp tương tác, thống nhất giữa hoạt động chủ đạo của người dạy với hoạt động chủ động của người học trên cơ sở người học được đặt ở vị trí trung tâm của hệ giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 1, thành phố hồ chí minh theo quan điểm lấy học (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)