Quản lí giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 1, thành phố hồ chí minh theo quan điểm lấy học (Trang 29 - 30)

Quản lí giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điều phối, giám sát một cách hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (Trần Ngọc Giao, 2013).

Quản lí giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến, lên trạng thái mới về chất (Trần Kiểm, 2002).

Theo những quan niệm trên, quản lí giáo dục bao gồm các nhân tố cơ bản như: Chủ thể quản lí giáo dục, đối tượng và khách thể quản lí giáo dục, mục tiêu giáo dục. Chủ thể quản lí giáo dục và đối tượng giáo dục có sự khác nhau đối với những quy mô giáo dục khác nhau. Mục tiêu giáo dục có sự thay đổi

theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể, được thực hiện thống nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến từng trường học.

Như vậy, quản lí giáo dục là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí giáo dục tới các đối tượng quản lí giáo dục trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều phối các nguồn lực nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt được mục đích giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 1, thành phố hồ chí minh theo quan điểm lấy học (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)