Bảng chia nhóm các trường trong phạm vi khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 1, thành phố hồ chí minh theo quan điểm lấy học (Trang 60)

Nhóm một Nhóm hai Nhóm ba

Đinh Tiên Hoàng Lê Ngọc Hân Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Huệ Nguyễn Thái Học Phan Văn Trị Chương Dương Trần Khánh Dư Trần Quang Khải Bảng 2.3. Mẫu khảo sát thực trạng Nhóm trường Trường Nghiên cứu hồ sơ Quan sát tiết dạy Bảng hỏi (số phiếu) Phỏng vấn Nhóm một Đinh Tiên Hoàng x 19 (3 BGH + 7 TTCM + 9 GV) Lê Ngọc Hân 18 (2 BGH + 7 TTCM + 9 GV) Nguyễn Bỉnh Khiêm x x 19 (3 BGH + 7 TTCM + 9 GV) 12 (1 BGH + 1 TTCM + 10 GV) Nhóm hai Nguyễn Huệ x 19 (3 BGH + 7 TTCM + 9 GV) Nguyễn Thái Học x x 19 (3 BGH + 7 TTCM + 9 GV) 12 (1 BGH + 1 TTCM + 10 GV)

Nhóm trường Trường Nghiên cứu hồ sơ Quan sát tiết dạy Bảng hỏi (số phiếu) Phỏng vấn Phan Văn Trị 19 (3 BGH + 7 TTCM + 9 GV) Nhóm ba Chương Dương x 14 (2 BGH + 6 TTCM + 6 GV) Trần Khánh Dư x x 14 (2 BGH + 6 TTCM + 6 GV) 10 (1 BGH + 1 TTCM + 8 GV) Trần Quang Khải 14 (2 BGH + 6 TTCM + 6 GV) 2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

+ Mục tiêu: Nghiên cứu hồ sơ nhằm tìm hiểu thực trạng về việc triển khai cũng như áp dụng quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm vào thực tiễn các giờ dạy học trên lớp. Hồ sơ là minh chứng quan trọng cho công tác quản lí chuyên môn trong nhà trường, từ đó góp phần làm cơ sở cho việc phân tích để đưa đến kết quả của các phương pháp khảo sát khác (khảo sát bằng bảng hỏi, quan sát tiết dạy, phỏng vấn).

+ Đối tượng: Các hồ sơ được nghiên cứu gồm có kế hoạch hoạt động chuyên môn, hồ sơ chuyên đề, hồ sơ kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, sổ dự giờ của trường, của tổ khối chuyên môn và của cá nhân giáo viên. Hồ sơ được tìm hiểu từ trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc nhóm trường một, trường tiểu học Nguyễn Thái Học, thuộc nhóm trường hai và trường tiểu học Trần Khánh Dư, thuộc nhóm trường ba.

+ Cách tiến hành: Tôi có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận hồ sơ tại ba trường này vì trường Nguyễn Thái Học là nơi tôi đã từng công tác (từ năm 2015 đến năm 2018); tôi còn là thành viên của Hội đồng bộ môn Quận, trong năm học vừa qua tôi có dịp đến dự giờ tư vấn cho giáo viên tại trường Nguyễn Bỉnh Khiêm và trường Trần Khánh Dư, do đó, sau khi xin phép và được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, tôi đã được tạo điều kiện để tiếp cận với những hồ sơ chuyên môn kể trên.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

+ Mục tiêu: Điều tra bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng dạy học và quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm ở các trường tiểu học trong phạm vi nghiên cứu.

+ Đối tượng: Bảng hỏi được chia hai loại, dành cho cán bộ quản lí và dành cho giáo viên. Cụ thể như sau:

Phiếu dành cho CBQL (BGH + TTCM) có nội dung: tìm hiểu về mức độ nhận thức của CBQL đối với quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm; thực trạng quản lí việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm (xem Phụ lục 1).

Phiếu dành cho GV có nội dung: tìm hiểu về mức độ nhận thức của GV đối với quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm; thực trạng dạy học lấy học sinh làm trung tâm (xem Phụ lục 2).

Việc khảo sát CBQL được tiến hành trên tất cả BGH và TTCM của 9 trường trong phạm vi khảo sát. Các trường thuộc nhóm một, nhóm hai có số lượng thành viên BGH là 3, số lượng TTCM là 7 (riêng trường Lê Ngọc Hân, thuộc nhóm một, nhưng số lượng thành viên BGH tham gia khảo sát là 2 vì có một phó hiệu trưởng là tôi). Các trường thuộc nhóm ba có số lượng thành viên BGH là 2 (vì có ít hơn 27 lớp) và số lượng TTCM là 6 (do số lượng GV của tổ tiếng Anh và tổ Văn-Thể-Mỹ dưới 7 thành viên nên chỉ có 1 GV làm tổ trưởng bộ môn).

Việc khảo sát GV được tiến hành đối với 9 GV của mỗi trường thuộc nhóm một, nhóm hai và 6 GV của mỗi trường thuộc nhóm ba. Tiêu chí chọn GV để khảo sát là đảm bảo GV giảng dạy ở đều các khối lớp, đủ trình độ từ đạt chuẩn đến trên chuẩn, thâm niên công tác cũng được rải đều từ dưới 5 năm, hoặc từ 5 năm đến dưới 10 năm, hoặc từ 10 năm trở lên.

+ Cách tiến hành:

Xây dựng bảng hỏi: Dựa trên cơ sở lí luận ở Chương 1, dựa trên kết quả nghiên cứu hồ sơ và trải nghiệm của người nghiên cứu với tư cách là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi đã xây dựng bảng hỏi theo hai nhóm nội dung như trên. Sau khi xây dựng xong bảng hỏi, tôi tiến hành thử nghiệm bảng hỏi với 2 CBQL và 2 GV để kiểm tra và hoàn thiện.

Phát bảng hỏi: Sau khi hoàn chỉnh bảng hỏi, tôi đã đến từng trường trong phạm vi nghiên cứu để gặp và trao đổi trực tiếp với hiệu trưởng, trình bày mục đích nghiên cứu, nêu rõ việc nghiên cứu không nhằm đánh giá cá nhân hay đơn vị tham gia trả lời, cam kết giữ kín danh tính người trả lời. Sau khi được sự đồng ý của hiệu trưởng, tôi tiến hành phát phiếu và thu lại ngay sau khi người được khảo sát đã trả lời xong.

Tổng số phiếu đã phát ra là 155 phiếu, bao gồm 83 phiếu dành cho CBQL (BGH và TTCM) và 72 phiếu dành cho GV của tất cả các trường trong phạm vi nghiên cứu. Cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Số lượng phiếu khảo sát bằng bảng hỏi Nhóm trường Nhóm trường Phiếu dành cho CBQL (Đã phát 83 Sử dụng 79) Phiếu dành cho GV (Đã phát 72 Sử dụng 66) Số phiếu đã phát (theo nhóm trường) BGH TTCM Dưới 5 năm Từ 5 năm đến dưới 10 năm Từ 10 năm trở lên Nhóm một 8 21 9 9 9 56 Nhóm hai 9 21 9 9 9 57 Nhóm ba 6 18 6 6 6 42 Tổng số phiếu đã phát 23 60 24 24 24 Tổng số phiếu sử dụng để phân tích thực trạng 22 57 22 21 23

Thu bảng hỏi: Việc thu bảng hỏi được tiến hành ngay sau khi người tham gia khảo sát đã trả lời xong. Do đó, tổng số phiếu thu về là 155/155 phiếu.

Tuy nhiên, có 7 phiếu (2 phiếu nhóm CBQL và 5 phiếu nhóm GV) trong đó các câu trả lời có nội dung lẫn nét chữ và màu mực hoàn toàn giống nhau, không đáng tin cậy nên người nghiên cứu loại trừ. Ngoài ra, cá biệt có 3 phiếu (2 phiếu CBQL và 1 phiếu GV) trả lời là “Không” ngay câu hỏi đầu tiên “Thầy (cô) có từng nghe đến quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm?” nên 3 phiếu này là phiếu trắng.

Do vậy, tổng số phiếu loại ra là 10, tổng số phiếu mà người nghiên cứu sử dụng để xử lý số liệu khi khảo sát thực trạng bằng bảng hỏi là 145 phiếu (bao gồm 79 phiếu dành cho CBQL và 66 phiếu dành cho GV).

- Phương pháp quan sát (tiết dạy)

+ Mục tiêu: Việc quan sát này nhằm mục tiêu thu thập thêm căn cứ để tìm hiểu thực trạng việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm tại các trường tiểu học. + Đối tượng: Các tiết dạy được tiến hành quan sát thông qua hình thức thăm lớp dự giờ (do tôi là thành viên Hội đồng bộ môn Quận nên có điều kiện được thăm lớp dự giờ GV của các trường khác, các tiết dự giờ này thông thường là dự đột xuất, không báo trước, được thực hiện theo kế hoạch của hội đồng bộ môn).

Các nội dung quan sát được ghi nhận cụ thể vào phiếu quan sát tiết dạy (xem Phụ lục 3).

Số lượng tiết dạy tôi đã quan sát để khảo sát là 6 tiết (2 tiết dạy/nhóm trường), rải đều ở các phân môn và khối lớp. Trong đó có 3 tiết của 3 trường tôi đã tiến hành nghiên cứu hồ sơ. Cụ thể như sau:

Bảng 2.5. Các tiết dạy được khảo sát bằng phương pháp quan sát

Môn học Khối lớp Trường Nhóm trường

Kể chuyện 1 Đinh Tiên Hoàng

Nhóm một

Toán 5 Nguyễn Bỉnh Khiêm

Lịch sử - Địa lí 4 Nguyễn Huệ

Nhóm hai

Luyện từ và câu 2 Nguyễn Thái Học

Tự nhiên xã hội 1 Chương Dương

Nhóm ba

Tập đọc 3 Trần Khánh Dư

+ Cách tiến hành:

Quan sát mức độ hào hứng, thái độ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp của học sinh; quan sát sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau trong suốt tiến trình dạy học; quan sát khả năng xử lí

tình huống, kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề đã được đề cập hoặc ngay cả những vấn đề mới nhưng cách giải quyết dựa vào nền tảng kiến thức đã có của học sinh; quan sát khả năng xử lí các tình huống sư phạm phát sinh trong quá trình dạy học của giáo viên.

Kết thúc mỗi tiết dự giờ đã quan sát, sau khi hoàn tất việc ghi nhận vào phiếu quan sát tiết dạy và việc tư vấn góp ý cho tiết dạy của GV, tôi cũng đã tích hợp bước phỏng vấn sâu tại các trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thái Học và Trần Khánh Dư – các trường mà tôi đã tiến hành nghiên cứu hồ sơ – thuộc 3 nhóm trường khác nhau.

- Phương pháp phỏng vấn sâu

+ Mục tiêu: Nhằm thu thập thêm thông tin, các ý kiến để đánh giá thực trạng dạy học và thực trạng quản lí hoạt động dạy học lấy học sinh làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, có thêm dữ liệu chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu, làm minh chứng và bổ sung vào kết quả nghiên cứu thực trạng.

Bước phỏng vấn này nhằm làm sáng tỏ hơn những nội dung tác giả chưa được rõ sau khi đã tiến hành phân tích hồ sơ, quan sát tiết dạy và khảo sát bằng bảng hỏi. Phỏng vấn sâu giúp tác giả hiểu rõ hơn những thuận lợi, khó khăn cả trong việc thực thi dạy học lẫn công tác quản lí hoạt động dạy học lấy học sinh làm trung tâm ở thực tế của các trường, cũng như hiểu cụ thể hơn những mong muốn, kiến nghị của cả CBQL và GV để việc thực thi và quản lí dạy học lấy học sinh làm trung tâm đạt được hiệu quả cao hơn.

+ Đối tượng:

Người nghiên cứu trực tiếp phỏng vấn sâu CBQL của 3 trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thái Học, Trần Khánh Dư (mỗi trường 1 đại diện BGH và 1 TTCM).

Sau đó, người nghiên cứu tiếp tục tiến hành phỏng vấn nhóm GV của 3 trường trên, số lượng mỗi trường 10 GV (trong đó có bao gồm 3 GV mà tác giả

đã quan sát tiết dạy). Riêng trường Trần Khánh Dư số lượng phỏng vấn là 8 GV vì thuộc nhóm trường ba, có số lượng lớp ít. Nhóm GV phỏng vấn được rải đều ở các khối lớp, có cả GVCN (từ khối 1 đến khối 5) và GV bộ môn. Tổng số lượng GV đã tham gia phỏng vấn là 28 (20 GVCN và 8 GV bộ môn).

Bảng 2.6. Đối tượng tham gia khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn sâu

Nhóm trường Trường CBQL GV Nhóm một Nguyễn Bỉnh Khiêm 1 BGH + TTCM khối 5 (tôi đã quan sát tiết dạy

Toán lớp 5)

7 GVCN + 3 GV bộ môn

Nhóm hai Nguyễn Thái Học

1 BGH + TTCM khối 2 (tôi đã quan sát tiết dạy Luyện từ và câu lớp 2)

7 GVCN + 3 GV bộ môn

Nhóm ba Trần Khánh Dư

1 BGH + TTCM khối 3 (tôi đã quan sát tiết dạy

Tập đọc lớp 3)

6 GVCN + 2 GV bộ môn

Nội dung phỏng vấn CBQL (BGH và TTCM): thực trạng quản lí dạy học và những mong muốn, kiến nghị để hoạt động quản lí dạy học lấy học sinh làm trung tâm đạt hiệu quả cao hơn (xem Phụ lục 4).

Nội dung phỏng vấn GV: thực trạng dạy học và những mong muốn, kiến nghị để hoạt động dạy học lấy học sinh làm trung tâm đạt hiệu quả cao hơn (xem Phụ lục 5).

+ Cách tiến hành:

Xây dựng câu hỏi phỏng vấn: Dựa trên cơ sở lí luận ở Chương 1 và kết quả ban đầu có được từ việc điều tra bằng bảng hỏi, quan sát tiết dạy, người nghiên cứu đã xây dựng câu hỏi phỏng vấn theo hai nhóm nội dung như trên. Sau đó, tôi thử nghiệm với 2 CBQL và 2 GV để kiểm tra và hoàn thiện.

Tiến trình phỏng vấn: Do đã hiểu rõ mục đích khảo sát nên tất cả các đối tượng được chọn phỏng vấn đều rất hợp tác, thu xếp thời gian để người nghiên cứu được trực tiếp phỏng vấn. Đối với việc phỏng vấn nhóm GV, tôi xin phép hiệu trưởng nhà trường để được cùng gặp gỡ nhóm GV một lần, nêu câu hỏi và cùng lắng nghe ý kiến, câu trả lời của nhóm GV. Nội dung các câu trả lời đều được đánh máy tại chỗ, in ra biên bản phỏng vấn, có chữ kí của người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

- Phương pháp thống kê toán học

+ Số liệu định lượng (có được từ điều tra bằng bảng hỏi) được thống kê và hỗ trợ xử lí bằng phần mềm Excel và SPSS, đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu nhằm rút ra kết luận khoa học.

Nhóm đối tượng khảo sát là CBQL (BGH + TTCM) có tổng thể N = 79, trong đó BGH là 22, TTCM là 57.

Nhóm đối tượng khảo sát là GV có tổng thể N = 66, trong đó GV có thâm niên công tác dưới 5 năm là 22 GV, từ 5 năm đến dưới 10 năm là 21 GV và từ 10 năm công tác trở lên là 23 GV.

Quy ước cho điểm và định khoảng các mức độ như sau:

Đối với thang 5 mức độ:

Điểm Mức độ đồng ý Thang điểm trung bình

5 Hoàn toàn đồng ý Từ 4.21 đến 5.0 4 Đồng ý Từ 3.41 đến 4.2 3 Phân vân Từ 2.61 đến 3.4 2 Không đồng ý Từ 1.81 đến 2.6 1 Hoàn toàn không đồng ý Từ 1.0 đến 1.8

Đối với thang 4 mức độ:

Điểm Mức độ thực hiện Mức độ ảnh hưởng Thang điểm trung bình 4 Rất thường xuyên Rất nhiều Từ 3.26 đến 4.0 3 Thường xuyên Nhiều Từ 2.51 đến 3.25 2 Ít thường xuyên Ít Từ 1.76 đến 2.5 1 Không thực hiện Không Từ 1.0 đến 1.75

+ Số liệu định tính (có được từ việc nghiên cứu hồ sơ, quan sát các tiết dạy, từ các câu hỏi mở của bảng hỏi và từ việc phỏng vấn sâu) được xử lí bằng cách: tiến hành đồng thời việc thu thập - phân tích thông tin, sau đó thực hiện các bước thu gọn dữ liệu; phân tích và thể hiện thông tin; rút ra kết luận.

2.3. Thực trạng dạy học lấy học sinh làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về bản chất của quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Để có nhận định khách quan về thực trạng nhận thức của GV đối với bản chất của quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm, người nghiên cứu đã tổng hợp các nội dung liên quan từ kết quả khảo sát của bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Như đã trình bày ở phần 2.2.4., trong các phiếu khảo sát thu về có 3 phiếu trả lời là chưa từng được nghe đến “quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm”. Thiết nghĩ, tuy rằng số lượng 3/155 là khá nhỏ, nhưng việc 2 khối trưởng và 1 GV thuộc nhóm trường 3 – nhóm trường nhỏ – trả lời như vậy là một điều đáng quan ngại từ góc nhìn của nhà quản lí, cho thấy việc triển khai đã có nhiều bất cập, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến thực trạng nhận thức của GV về quan điểm dạy học này. Kết quả khảo sát từ 66 phiếu như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức của GV về mục tiêu của dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm

Nội dung Min Max ĐTB ĐLC Mức độ đồng ý trung bình

1. Cần chú trọng học càng nhiều kiến thức càng tốt, học để có đủ bằng cấp, vượt qua các kì thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 1, thành phố hồ chí minh theo quan điểm lấy học (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)