Biện pháp 2: Tổ chức, chỉ đạo GV thực hiện dạy học theo quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 1, thành phố hồ chí minh theo quan điểm lấy học (Trang 118 - 120)

điểm lấy HS làm trung tâm

- Mục tiêu của biện pháp: Giúp GV nhận được sự chỉ đạo, sự hướng dẫn cụ thể về hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm. Giúp CBQL sẽ có sự ghi nhận kịp thời những thành cơng đã đạt được. Đồng thời, có thêm cơ sở, tiền đề để đề ra những biện pháp quản lí khả thi, hiệu quả, sát với thực tiễn tại đơn vị trường mình nhằm khắc phục những hạn chế cịn tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.

- Nội dung và cách thực hiện:

+ Biện pháp 2.1: Lập kế hoạch chuyên môn của nhà trường một cách chi

tiết, cụ thể, trong đó nhấn mạnh cơng tác chỉ đạo hoạt động dạy của GV theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.

+ Biện pháp 2.2: Tổ chức tọa đàm giữa CBQL và GV nhằm phân tích

thành cơng và hạn chế của dạy học lấy HS làm trung tâm hiện nay tại các đơn vị trường.

Hơn ai hết, CBQL phải là người hiểu GV của mình nhất. Hiểu được GV mình cần gì, muốn gì? Hiểu được GV mình có những lợi thế gì, những hạn chế gì? CBQL phải hiểu được mức độ “đóng băng” của GV mình như thế nào? Từ đó lập ra kế hoạch cho sự thay đổi về: nhận thức về quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm và sự cần thiết phải áp dụng vào thực tế giảng dạy; các phương pháp dạy học mới; sinh hoạt tổ chuyên môn; hoạt động của thư viện – thiết bị trong trường học; hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

Trên nền tảng của sự nhận thức đúng và đầy đủ của CBQL về quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm, các đơn vị trường học cần tổ chức những buổi tọa đàm, thảo luận, nhằm giúp CBQL và GV có điều kiện được trao đổi thẳng thắn những thành công và nhất là những hạn chế, những điều mà đơn vị mình vẫn chưa thực hiện được trong quá trình vận dụng quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm vào thực tiễn giảng dạy.

GV chính là người trực tiếp tham gia vào hoạt động giảng dạy, do vậy, họ hiểu rõ những tồn tại khi vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Nếu được lắng nghe một cách thẳng thắn, có thiện chí, có tính xây dựng, GV sẽ dễ dàng giải bày những khó khăn trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm nói riêng. Từ đó, CBQL có thêm cơ sở nhằm đưa ra được hướng khắc phục phù hợp với đơn vị trường mình.

+ Biện pháp 2.3: Tăng cường dự giờ GV, nhằm có sự tư vấn, hỗ trợ kịp

thời về hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.

Lưu ý hoạt động dự giờ không chú trọng việc đánh giá GV mà cần chú trọng mục tiêu tháo gỡ những khó khăn, khúc mắc của GV trong quá trình dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.

+ Biện pháp 2.4: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.

Sinh hoạt tổ chuyên môn cần đi sâu vào nội dung, tránh hình thức, sáo rỗng, gây mất thời gian, tạo thêm sự mệt mỏi, căng thẳng cho GV.

Từ thực trạng độ tuổi của GV ít khi đồng đều trong cùng một trường, một khối nên các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn cần hướng đến sự chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau là chính, tránh sự áp đặt của người đi trước, cũng như sự bồng bột, thích thể hiện của người thế hệ sau.

Như đã phân tích trong chương 2, GV trẻ và GV lâu năm đều có những mặt mạnh và hạn chế khác nhau. Nếu người tổ trưởng phát huy tốt vai trị “cánh chim đầu đàn” của mình thì sẽ có thể phát huy thế mạnh và góp phần khắc phục những hạn chế cho từng đối tượng GV cụ thể trong tổ mình.

Việc tổ chức các chuyên đề luôn là điều cần thiết. Nhưng tổ chức ra sao, góp ý xây dựng với nhau như thế nào mới là điều quan trọng.

CBQL cần chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn phải là người tiên phong trong sự đổi mới. Tích cực vận dụng những phương pháp, hình thức dạy học mới, mạnh dạn vận dụng vào thực tiễn dạy học, tạo điều kiện tối đa cho GV trẻ được dự giờ học hỏi kinh nghiệm của mình và những GV lâu năm. Ngược lại, tổ trưởng chun mơn cũng cần năng dự giờ, góp ý cho các GV trong khối của mình trên tinh thần xây dựng, tư vấn, hỗ trợ lẫn nhau.

Nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn không chỉ do tổ trưởng chuyên môn cung cấp, truyền tải thông tin đến GV trong khối, mà cịn phải do chính GV trong khối tự nêu các vấn đề như: những khúc mắc trong chun mơn, những khó khăn, trở ngại của bản thân trong thực tế đứng lớp, những tình huống chưa tìm được cách giải quyết, những sự giúp đỡ mong muốn có được từ đồng nghiệp…và sự phản hồi khơng chỉ đến từ tổ trưởng mà cịn có thể đến từ bất kì GV nào trong tổ.

Sự đồn kết, thân ái trong tổ chun mơn ln là yếu tố quan trọng mà người tổ trưởng chuyên môn cần lưu ý xây dựng và giữ gìn. Sự ơn hịa, lịch thiệp trong giao tiếp hàng ngày đóng vai trị khá quan trọng trong hiệu quả của sinh hoạt tổ chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 1, thành phố hồ chí minh theo quan điểm lấy học (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)