dạy học lấy HS làm trung tâm; sự cần thiết phải áp dụng quan điểm này vào thực tế giảng dạy và tầm quan trọng của cơng tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm này.
- Mục tiêu của biện pháp: Nhằm giúp cho CBQL hiểu đúng và đầy đủ về bản chất của quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm; thấy được vai trò, tầm
quan trọng và tính cấp thiết của việc dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm trong đổi mới giáo dục hiện nay cũng như tầm quan trọng của cơng tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm này.
- Nội dung và cách thực hiện:
+ Biện pháp 1.1: Quán triệt cho tất cả CBQL, GV về Nghị quyết 29 của
Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Để hoạt động đổi mới giáo dục trong nhà trường được thành cơng thì trước tiên CBQL cần nắm vững những Chủ trương, đường lối của Đảng và Chính sách, Pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
+ Biện pháp 1.2: Quán triệt cho CBQL, GV về vai trị, tầm quan trọng và
tính cấp thiết của việc dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm trong đổi mới giáo dục hiện nay cũng như tầm quan trọng của cơng tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm này.
Chỉ khi nhận thức thay đổi – trạng thái hiện tại được “rã đơng” – thì mới tạo được động cơ dẫn đến hành động cụ thể, đó là việc tất yếu phải vận dụng quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm vào hoạt động giảng dạy trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Nhận thức của CBQL, GV về quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm có đúng và đầy đủ thì hoạt động quản lí mới có cơ sở để dẫn đến thành cơng.
+ Biện pháp 1.3: Tổ chức cho CBQL, GV học tập những nội dung,
phương pháp, hình thức của dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm. Các buổi tập huấn này cần được tổ chức chuyên sâu, có kế hoạch lâu dài, cụ thể cho từng đối tượng CBQL, GV (có thể chia đối tượng tham gia tập huấn theo vị trí cơng tác là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn, hoặc có thể chia theo thâm niên cơng tác, địa bàn cơng tác…).
Hình thức tổ chức các buổi tập huấn này cần chú trọng ưu tiên tính tương tác giữa người tập huấn và đối tượng được tập huấn. Cần tạo không gian cho đối tượng được tập huấn có cơ hội tự tìm hiểu vấn đề, sau đó được chủ động
trình bày và nêu những khúc mắc, những điều chưa tường tận về quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm. Từ đó, những giải đáp thắc mắc sẽ được lắng nghe một cách tích cực. Đồng thời, người tổ chức tập huấn cũng được tiếp nhận những phản hồi thiết thực.