3.4.1. Mục tiêu, nội dung, phương pháp khảo sát
- Mục tiêu khảo sát:
Tác giả thực hiện khảo sát sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất để có thêm cơ sở thực tiễn nhằm phát huy tối đa hiệu quả các biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh theo quan điểm lấy HS làm trung tâm. Từ đó, khẳng định hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
- Nội dung khảo sát:
Khảo sát biện pháp đề xuất về quản lí hoạt động dạy học lấy học sinh làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm:
+ Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm; sự cần thiết phải áp dụng quan điểm này vào thực tế giảng dạy và tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm này. + Tổ chức, chỉ đạo GV thực hiện dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.
+ Đổi mới hoạt động của thư viện, thiết bị trong trường tiểu học.
+ Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.
- Phương pháp khảo sát: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Việc khảo sát được tiến hành trên 3 chuyên gia (2 cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1, 1 tổ trưởng Hội đồng bộ môn quận) cùng tất cả BGH và TTCM của 9 trường trong phạm vi khảo sát.
Kết quả khảo sát đánh giá ở 2 nội dung là: mức độ cần thiết và mức độ khả thi của mỗi biện pháp (xem Phụ lục 6).
Tổng thể N = 86 (gồm 3 chuyên gia và 83 CBQL). Quy ước cho điểm và định khoảng các mức độ như sau:
Điểm Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Thang điểm trung bình
4 Rất cần thiết Rất khả thi Từ 3.26 đến 4.0
3 Cần thiết Khả thi Từ 2.51 đến 3.25
2 Ít cần thiết Ít khả thi Từ 1.76 đến 2.5
1 Không cần thiết Không khả thi Từ 1.0 đến 1.75
3.4.2. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp
STT Biện pháp Min Max ĐTB ĐLC
Mức độ cần thiết trung bình Thứ hạng
1. Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm; sự cần thiết phải áp dụng quan điểm này vào thực tế giảng dạy và tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm này.
1.1
Quán triệt cho tất cả CBQL, GV về Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
3 4 3.85 0.37 Rất cần
thiết 4
1.2
Quán triệt cho CBQL, GV về vai trò, tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm trong đổi mới giáo dục hiện nay cũng như tầm
3 4 3.85 0.37 Rất cần
STT Biện pháp Min Max ĐTB ĐLC Mức độ cần thiết trung bình Thứ hạng
quan trọng của công tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm này.
1.3
Tổ chức cho CBQL, GV học tập những nội dung, phương pháp, hình thức của dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.
4 4 4.00 0 Rất cần
thiết 1
2. Tổ chức, chỉ đạo GV thực hiện dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm
2.1
Lập kế hoạch chuyên môn của nhà trường một cách chi tiết, cụ thể, trong đó nhấn mạnh công tác chỉ đạo hoạt động dạy của GV theo quan điểm lấy HS làm trung tâm. 3 4 3.92 0.28 Rất cần thiết 2 2.2 Tổ chức tọa đàm giữa CBQL và GV nhằm phân tích thành công và hạn chế của dạy học lấy HS làm trung tâm hiện nay tại các đơn vị trường.
3 4 3.92 0.28 Rất cần
STT Biện pháp Min Max ĐTB ĐLC Mức độ cần thiết trung bình Thứ hạng 2.3
Tăng cường dự giờ GV, nhằm có sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời về hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.
3 4 3.77 0.44 Rất cần
thiết 7
2.4 Đổi mới sinh hoạt tổ
chuyên môn. 3 4 3.62 0.5
Rất cần
thiết 8
3
Đổi mới hoạt động của thư viện – thiết bị trong trường học.
3 4 3.46 0.52 Rất cần
thiết 9
4
Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.
3 4 3.85 0.37 Rất cần
thiết 4
(Min: Số điểm thấp nhất đã được chọn, Max: Số điểm cao nhất đã chọn, ĐTB: Điểm trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn)
Bảng 3.1. cho thấy, tất cả các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ “Rất cần thiết”.
Biện pháp nhận được số điểm cao nhất là biện pháp 1.3 “Tổ chức cho CBQL, GV học tập những nội dung, phương pháp, hình thức của dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm” (ĐTB = 4, ĐLC = 0). Điều này cho thấy, đây là một nhu cầu rất cần thiết, tất cả BGH cũng như tổ trưởng chuyên môn của các trường và 3 chuyên gia tham gia khảo sát đều có chung nhận định về mức độ cần thiết tối đa của biện pháp này. Đây là biện pháp mà tất cả đối tượng khảo sát đều hoàn toàn có sự lưu tâm.
Đồng hạng 2 là biện pháp 2.1 “Lập kế hoạch chuyên môn của nhà trường một cách chi tiết, cụ thể, trong đó nhấn mạnh công tác chỉ đạo hoạt động dạy của GV theo quan điểm lấy HS làm trung tâm” và biện pháp 2.2 “Tổ chức tọa đàm giữa CBQL và GV nhằm phân tích thành công và hạn chế của dạy học lấy HS làm trung tâm hiện nay tại các đơn vị trường” (ĐTB = 3.92, ĐLC = 0.28).
Theo sát đó là 3 biện pháp có cùng số điểm (ĐTB = 3.85, ĐLC = 0.37) - biện pháp 1.1 “Quán triệt cho tất cả CBQL, GV về Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, biện pháp 1.2 “Quán triệt cho CBQL, GV về vai trò, tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm trong đổi mới giáo dục hiện nay cũng như tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm này” và biện pháp 4 “Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo quan điểm lấy HS làm trung tâm” đồng xếp hạng 4.
Lần lượt các biện pháp còn lại cũng đều nằm trong mức đánh giá là “Rất cần thiết”, với số ĐTB lần lượt là 3.77; 3.62 và 3.46.
Xếp hạng 9, ĐTB thấp nhất là 3.46 của biện pháp 3 “Đổi mới hoạt động của thư viện – thiết bị trong trường học”. Tuy là điểm thấp nhất trong các biện pháp đã đề xuất, nhưng số ĐTB 3.46 cũng là khá cao so với thang điểm của khung mức độ Rất cần thiết (từ 3.26 đến 4 điểm).
Các mức điểm trung bình theo sát nhau, cho thấy các biện pháp này nhìn chung đều vô cùng cần thiết đối với công tác quản lí trường tiểu học nói chung và quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm nói riêng.
3.4.3. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
STT Biện pháp Min Max ĐTB ĐLC
Mức độ khả thi trung bình Thứ hạng
1. Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm; sự cần thiết phải áp dụng quan điểm này vào thực tế giảng dạy và tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm này.
1.1
Quán triệt cho tất cả CBQL, GV về Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
3 4 3.69 0.48 Rất khả
thi 2
1.2
Quán triệt cho CBQL, GV về vai trò, tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm trong đổi mới giáo dục hiện nay cũng như tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm này.
3 4 3.54 0.52 Rất khả thi 5 1.3 Tổ chức cho CBQL, GV học tập những nội dung, phương pháp, hình thức của dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.
3 4 3.85 0.38 Rất khả
thi 1
2. Tổ chức, chỉ đạo GV thực hiện dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm
STT Biện pháp Min Max ĐTB ĐLC Mức độ khả thi trung bình Thứ hạng 2.1
Lập kế hoạch chuyên môn của nhà trường một cách chi tiết, cụ thể, trong đó nhấn mạnh công tác chỉ đạo hoạt động dạy của GV theo quan điểm lấy HS làm trung tâm. 3 4 3.54 0.52 Rất khả thi 5 2.2 Tổ chức tọa đàm giữa CBQL và GV nhằm phân tích thành công và hạn chế của dạy học lấy HS làm trung tâm hiện nay tại các đơn vị trường.
3 4 3.62 0.51 Rất khả
thi 3
2.3
Tăng cường dự giờ GV, nhằm có sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời về hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.
3 4 3.54 0.52 Rất khả
thi 5
2.4 Đổi mới sinh hoạt tổ
chuyên môn. 3 4 3.54 0.52
Rất khả
thi 5
3
Đổi mới hoạt động của thư viện – thiết bị trong trường học.
2 4 3.46 0.66 Rất khả
thi 9
4
Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.
3 4 3.62 0.51 Rất khả
thi 3
(Min: Số điểm thấp nhất đã được chọn, Max: Số điểm cao nhất đã chọn, ĐTB: Điểm trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn)
Bảng 3.2. cho thấy, tất cả các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ “Rất khả thi”.
Đặc biệt, biện pháp được đánh giá là khả thi nhất cũng đồng thời là biện pháp cần thiết nhất. Tuy ĐTB không được tuyệt đối như khi khảo sát về mức độ cần thiết nhưng với số ĐTB = 3.85, ĐLC = 0.38, xếp hạng 1 của biện pháp 1.3 “Tổ chức cho CBQL, GV học tập những nội dung, phương pháp, hình thức của dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm” cũng là một tín hiệu đáng ghi nhận. Đây cũng là cơ sở để người nghiên cứu có thêm kiến nghị với các cấp lãnh đạo về nội dung này.
Biện pháp 3 “Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn” được xếp hạng gần cuối trong bảng khảo sát mức độ cần thiết thì biện pháp này lại được đánh giá ở mức khả thi thứ 5.
Cùng xếp hạng 9 ở cả mức độ cần thiết và mức độ khả thi là biện pháp 3 “Đổi mới hoạt động của thư viện – thiết bị trong trường học” nhưng mức độ trung bình vẫn là “Rất khả thi” và “Rất cần thiết”
Như vậy, tất cả các biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở các trường tiểu học được đề xuất dựa trên cơ sở lí luận, kết quả khảo sát thực trạng ở các trường tiểu học nên có mối liên kết chặt chẽ với nhau và đã được kiểm chứng về tính cần thiết và tính khả thi. Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các biện pháp đều mang tính cần thiết và tính khả thi cao.
Do đó, trong quá trình vận dụng các biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm, hiệu trưởng trường tiểu học cần thực hiện đồng bộ 9 biện pháp này và chú trọng đến biện pháp 1.3 “Tổ chức cho CBQL, GV học tập những nội dung, phương pháp, hình thức của dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm”.
Kết luận Chương 3
Trên cơ sở hệ thống hóa lí luận, khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM theo quan điểm lấy HS làm trung tâm, người nghiên cứu đưa ra các biện pháp quản lí như sau:
- Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm; sự cần thiết phải áp dụng quan điểm này vào thực tế giảng dạy và tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm này. Bao gồm: Quán triệt cho tất cả CBQL, GV về Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Quán triệt cho CBQL, GV về vai trò, tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm trong đổi mới giáo dục hiện nay cũng như tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm này; Tổ chức cho CBQL, GV học tập những nội dung, phương pháp, hình thức của dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.
- Tổ chức, chỉ đạo GV thực hiện dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm, bao gồm: Lập kế hoạch chuyên môn của nhà trường một cách chi tiết, cụ thể, trong đó nhấn mạnh công tác chỉ đạo hoạt động dạy của GV theo quan điểm lấy HS làm trung tâm; Tổ chức tọa đàm giữa CBQL và GV nhằm phân tích thành công và hạn chế của dạy học lấy HS làm trung tâm hiện nay tại các đơn vị trường; Tăng cường dự giờ GV, nhằm có sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời về hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm; Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Đổi mới hoạt động của thư viện – thiết bị trong trường học.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.
Trong phạm vi khả năng, điều kiện thực tế của mỗi trường, nếu người CBQL vận dụng một cách linh hoạt các biện pháp mà tác giả đã xây dựng trong luận văn này thì việc quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm
trung tâm sẽ đạt được những thành công tốt đẹp hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận 1, Tp.HCM hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về lí luận
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng thể hiện mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông là “Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Nghị quyết cũng nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, trong đó khẳng định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Bản chất của cách tiếp cận dạy học lấy HS làm trung tâm chính là tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của học sinh trong suốt quá trình tham gia hoạt động học tập. Trong dạy học lấy HS làm trung tâm, vai trò chủ động tích cực của người học được phát huy, đồng thời vai trò chủ đạo của người dạy cũng