Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 1, thành phố hồ chí minh theo quan điểm lấy học (Trang 111 - 115)

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động dạy học lấy học sinh

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Từ các phân tích của mục 2.4.8. (Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm) và của mục 2.5. (Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động dạy học lấy HS làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM), người nghiên cứu tổng hợp những nguyên nhân của hạn chế như sau:

- Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân quan trọng nhất là trình độ, năng lực quản lí của hiệu trưởng. Khơng phải tất cả hiệu trưởng đều có sự quan tâm, sâu sát đến hoạt động chuyên môn trong nhà trường vì nhiều hiệu trưởng cịn quan niệm vai trị chính của họ là giải quyết các vấn đề tài chính, điều hành rất nhiều hoạt động chung khác trong nhà trường, do vậy họ thường giao khoán hoạt động chun mơn cho phó hiệu trưởng. Họ khơng đủ năng lực để tư vấn về chuyên mơn, họ khơng có sự kiểm tra sâu sát, khơng có sự thúc đẩy, hỗ trợ kịp thời nên ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm. Từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến cả việc kiểm tra thực hiện hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm cũng giao khoán cho cấp dưới. Một số hiệu trưởng lại có hạn chế về khả năng phân cơng phân nhiệm. Trong công việc cịn chưa thấm nhuần quan điểm tồn diện, cịn có cái nhìn chủ quan, phiến diện, do vậy phân việc còn chồng chéo, thiên vị, khiến cho hiệu quả công việc không cao, cấp dưới đùn đẩy trách nhiệm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cơng việc nói chung và đến quản lí dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm nói riêng.

Nguyên nhân thứ hai là nhận thức của CBQL về dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm. Bên cạnh các CBQL hiểu rõ, hiểu đúng thì vẫn cịn tình trạng một số CBQL chưa hiểu thấu đáo và đầy đủ về quan điểm dạy học này. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.

Nguyên nhân thứ ba là trình độ chun mơn, nghiệp vụ của GV. GV là người trực tiếp thực hiện hoạt động dạy học, GV là người quyết định chất lượng của hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm, do vậy, địi hỏi GV phải có trình độ cao hơn về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khơng phải tất cả GV đều có thể đáp ứng được nhu cầu này.

Nguyên nhân chủ quan thứ tư là sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo. Thực tế cho thấy, tuy hằng năm các cấp lãnh đạo đều có những chỉ đạo về đổi mới hoạt động chun mơn nhưng cịn mang tính đại trà, hình thức, chưa thực sự có những hướng dẫn cụ thể nhằm tháo gỡ những khó khăn, khúc mắc hoặc những vấn đề phát sinh trong suốt quá trình vận dụng quan điểm vào thực tiễn.

Nguyên nhân thứ năm là nhận thức của GV về dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm. Ngồi một số GV có nhận thức đúng đắn về quan điểm dạy học này thì thực tế vẫn cịn tồn tại những GV chưa hiểu đúng về bản chất của quan điểm, từ đó vận dụng sai hoặc vận dụng cịn mang tính hình thức, khơng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, không chú trọng đi sâu vào chất lượng.

Nguyên nhân chủ quan thứ sáu là phương pháp kiểm tra, đánh giá. Dù đã nỗ lực đổi mới trong cách thức dạy học nhưng phương pháp kiểm tra, đánh giá vẫn còn lạc hậu. Do vậy, sự đổi mới không được thực hiện đồng bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của cơng tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.

Nguyên nhân chủ quan tiếp theo xuất phát từ năng lực, từ ý thức tự học của HS. Do việc tự học của HS không được quan tâm chú trọng rèn luyện từ

nhỏ nên khi lên bậc tiểu học khả năng tự học của HS không thể đáp ứng được với yêu cầu của quan điểm DH này. Bên cạnh một số HS rất chủ động, sáng tạo thì vẫn cịn nhiều em có xu hướng chờ đợi để tiếp nhận hơn là tự khám phá, tìm tịi, tính ỷ lại của các em khơng chỉ trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày mà còn trong quá trình lĩnh hội tri thức.

Cuối cùng, nhận thức của PH HS về dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ảnh hưởng không nhỏ đến cơng tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm này. Những tư tưởng, quan niệm lạc hậu về xem trọng điểm số vẫn còn tồn tại rất nhiều trong thực tiễn PH hiện nay.

- Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan đầu tiên ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học lấy HS làm trung tâm chính là sự thiếu đồng bộ về phương pháp dạy học, nội dung chương trình, kiểm tra, đánh giá theo quan điểm lấy HS làm trung tâm. Đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn, đơi lúc nó được ví như một sợi dây xích nặng nề đã trói buộc, gây cản trở trực tiếp đến hiệu quả của q trình quản lí hoạt động dạy học lấy HS làm trung tâm.

Nguyên nhân khách quan tiếp theo là cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phục vụ đổi mới phương pháp, kiểm tra, đánh giá.

Và cuối cùng là nguyên nhân đến từ cơ chế, chính sách về đổi mới hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.

Kết luận Chương 2

Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy đội ngũ CBQL và GV đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để nâng cao chất lượng dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

GV bước đầu có nhận định đúng về bản chất của quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm nhưng việc vận dụng cịn mang tính hình thức nên chưa giúp HS phát huy năng lực tự học. GV còn ngại đổi mới, chưa thực sự mạnh dạn thay đổi phương pháp, hình thức dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm. CBQL có nhiều quan tâm, chỉ đạo sát sao đến đổi mới các nhân tố của hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm. Tuy nhiên, CBQL vẫn chưa thực sự nhìn nhận đúng về quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm dẫn đến việc cung cấp các tư liệu, tài liệu dạy học theo quan điểm này và việc đầu tư các trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng dạy học cũng chưa được lưu tâm chú trọng thực hiện.

Căn cứ vào những hạn chế trên đây, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lí cần thiết và có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM. Nội dung này được tác giả trình bày ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THEO QUAN ĐIỂM LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 1, thành phố hồ chí minh theo quan điểm lấy học (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)