Hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 1, thành phố hồ chí minh theo quan điểm lấy học (Trang 30 - 34)

Theo Trần Bá Hoành, cốt lõi tinh thần nhân văn trong dạy học lấy HS làm trung tâm là: Đặt người học vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy học, xem cá nhân người học vừa là chủ thể vừa là mục đích của q trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa q trình học tập để cho tiềm năng của mỗi HS, những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi HS được phát triển tối ưu, góp phần hiệu quả xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cá nhân, gia đình và xã hội (Trần Bá Hoành, 2003).

Bản chất của cách tiếp cận dạy học lấy HS làm trung tâm chính là tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của HS trong suốt quá trình tham gia hoạt động học tập. Trong dạy học lấy HS làm trung tâm, vai trị chủ động tích cực của người học được phát huy, đồng thời vai trò chủ đạo của người dạy cũng rất quan trọng. GV phải có trình độ chun mơn sâu, có trình độ sư phạm lành

nghề, có đầu óc sáng tạo, GV đóng vai trò là người gợi mở, xúc tác, trợ giúp, hướng dẫn, động viên, cố vấn trong các hoạt động độc lập của HS, đánh thức năng lực tiềm năng trong mỗi em, chuẩn bị tốt cho các em tham gia phát triển cộng đồng. Định hướng cách dạy học như vậy không mâu thuẫn với quan niệm truyền thống về vị trí chủ đạo, vai trị quyết định của GV đối với chất lượng, hiệu quả dạy học.

Dạy học lấy HS làm trung tâm có nội hàm rộng hơn phương pháp dạy học tích cực. Quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm cần được quán triệt trong tất cả các khâu của quá trình dạy học: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là cách tiếp cận trái ngược với quan điểm dạy học lấy người thầy làm trung tâm.

1.3.1. Mục tiêu của hoạt động dạy học lấy HS làm trung tâm

Khi so sánh dạy học lấy HS làm trung tâm với dạy học lấy GV làm trung tâm thì điểm khác nhau cơ bản nhất là về mục tiêu. Trong dạy học lấy GV làm trung tâm, ưu tiên trước hết đến nhiệm vụ của GV là truyền đạt cho hết những kiến thức đã quy định trong chương trình và sách giáo khoa, chú trọng khả năng và lợi ích của người dạy. Chuẩn bị cho HS đi thi là mục tiêu của dạy học lấy GV làm trung tâm. Có nhiều HS thi đỗ với thành tích cao gắn liền với lợi ích của thầy giáo. Trong khi đó, cách tiếp cận lấy HS làm trung tâm hướng vào việc chuẩn bị cho HS sớm thích ứng với đời sống xã hội, hoà nhập và phát triển cộng đồng, tơn trọng nhu cầu, lợi ích, tiềm năng của người học hơn là chỉ nhằm mục tiêu chuẩn bị cho HS đi thi. Trong cách tiếp cận lấy HS làm trung tâm, các kĩ năng thực hành vận dụng và năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn được quan tâm hơn so với hệ thống kiến thức lí thuyết. Lợi ích và nhu cầu cơ bản nhất của HS là sự phát triển toàn diện nhân cách. Mọi nỗ lực giáo dục của nhà trường đều phải hướng tới tạo điều kiện thuận lợi để mỗi HS – bằng hoạt động của chính mình – sáng tạo ra nhân cách của mình, hình thành và phát triển bản thân.

1.3.2. Nội dung của hoạt động dạy học lấy HS làm trung tâm

Từ sự khác nhau cơ bản về mục tiêu đã quy định sự khác nhau về nội dung của hai cách tiếp cận này. Trong dạy học lấy GV làm trung tâm, chương trình học tập được thiết kế chủ yếu theo logic nội dung khoa học của các môn học, chú trọng trước hết đến hệ thống kiến thức lí thuyết, sự phát triển tuần tự của các khái niệm, định luật, học thuyết khoa học. Nhưng với cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm, người ta cho rằng hệ thống kiến thức lí thuyết chưa đủ để đáp ứng mục tiêu chuẩn bị cho cuộc sống mà cần phải chú trọng các kĩ năng thực hành vận dụng các kiến thức lí thuyết, năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề thực tiễn. Dạy học không chỉ đơn giản là cung cấp tri thức mà còn phải hướng dẫn hành động. Khả năng hành động là một yêu cầu được đặt ra không phải đối với từng cá nhân mà cả ở cấp độ cộng đồng địa phương và tồn xã hội. Chương trình giảng dạy phải giúp cho từng cá nhân người học biết hành động và tích cực tham gia vào các chương trình hành động của cộng đồng. Từ học đến biết làm, muốn làm và cuối cùng muốn tồn tại phát triển như nhân cách một con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo.

Khi người thầy vận dụng cách tiếp cận dạy học lấy HS làm trung tâm thì yếu tố chủ động, tích cực, sáng tạo của HS được đặc biệt lưu tâm. Nếu cách tiếp cận lấy GV làm trung tâm chú trọng việc truyền đạt kiến thức cho HS theo từng môn học riêng lẻ, độc lập thì với cách tiếp cận mới, HS được học tích hợp các mơn học. Dạy tích hợp là dạy lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của một mơn học. GV có thể tích hợp các nội dung ở các môn học khác nhau, hoặc các kiến thức khác liên quan đến bài giảng để chuyển tải đến HS những chủ đề giáo dục lồng ghép thơng qua các hình thức truyền đạt bằng trình chiếu, giảng dạy, thảo luận, dạy học dự án.

1.3.3. Phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm

Từ những điểm khác nhau về mục tiêu và nội dung đã quy định sự khác nhau về phương pháp của hai quan điểm dạy học này.

Trong dạy học lấy GV làm trung tâm, phương pháp chủ yếu là thuyết trình giảng giải, thầy nói trị ghi. GV tập trung lo trình bày cặn kẽ nội dung bài học, tranh thủ truyền thụ vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình. HS tiếp thu thụ động, cố hiểu và nhớ những điều GV đã giảng, trả lời những câu hỏi GV nêu ra về những vấn đề đã dạy. Giáo án được thiết kế theo trình tự đường thẳng, chung cho cả lớp học. GV dự kiến chủ yếu là những hoạt động trên lớp của chính mình (nói, viết bảng, vẽ sơ đồ, biểu diễn thí nghiệm, đặt câu hỏi), hình dung trước một chút ít về những hành động hưởng ứng của HS (sẽ trả lời câu hỏi ra sao, sẽ giải bài tập theo cách nào). Trên lớp, GV chủ động thực hiện giáo án theo các bước đã chuẩn bị.

Trái lại, trong dạy học lấy HS làm trung tâm, người ta coi trọng việc tổ chức cho HS hoạt động độc lập hoặc theo nhóm (thảo luận, làm thí nghiệm, quan sát vật mẫu, phân tích bảng số liệu), thơng qua đó, HS vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu. GV quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể HS để xây dựng bài học. Giáo án được thiết kế theo kiểu phân nhánh. Những dự kiến của GV phải được tập trung chủ yếu vào các hoạt động của HS và cách tổ chức các hoạt động đó, cùng với khả năng diễn biến các hoạt động của HS để khi lên lớp có thể linh hoạt điều chỉnh theo diễn tiến của tiết học, thực hiện giờ học phân hố theo trình độ và năng lực của HS, tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ và phát triển tiềm năng của từng cá nhân HS (Trần Bá Hồnh, 2003).

1.3.4. Hình thức tổ chức dạy học lấy HS làm trung tâm

Ngoài mục tiêu, nội dung, phương pháp, dạy học lấy GV làm trung tâm và dạy học lấy HS làm trung tâm cịn có điểm khác nhau rõ nét về hình thức tổ chức.

Về hình thức tổ chức, trong dạy học lấy GV làm trung tâm, bài lên lớp được tiến hành chủ yếu trong phòng học mà bàn GV và bảng đen là điểm thu hút chú ý của mọi HS. Việc sắp xếp chỗ ngồi của HS cũng thường xếp theo các dãy cố định, hướng lên bảng đen, hướng về GV.

Ngược lại, trong dạy học lấy HS làm trung tâm, HS được ngồi bàn cá nhân, có thể bố trí thay đổi linh hoạt cho phù hợp với các hoạt động trong tiết học, thậm chí theo yêu cầu sư phạm của từng phần trong tiết học. Nhiều bài học được tiến hành

trong phịng thí nghiệm ngồi trời, tại cơng viên, Viện bảo tàng… (Trần Bá Hoành, 2003).

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học lấy HS làm trung tâm

Khâu đánh giá chất lượng, hiệu quả dạy học có tác động quan trọng đến việc điều chỉnh cách dạy, cách học, đảm bảo thực hiện nội dung và mục tiêu đã quy định. Trong dạy học lấy GV làm trung tâm, GV là người độc quyền đánh giá kết quả học tập của HS, chú ý tới khả năng ghi nhớ và tái hiện các thông tin GV đã cung cấp. Ngược lại, trong cách tiếp cận dạy học lấy HS làm trung tâm, HS tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, được tham gia tự đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt các mục tiêu của từng phần trong chương trình học tập, chú trọng bổ khuyết những mặt chưa đạt được so với mục tiêu trước khi bước vào một phần mới của chương trình. GV phải hướng dẫn cho HS phát triển kĩ năng tự đánh giá, không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại kĩ năng đã học mà phải khuyến khích óc sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến thái độ và xu hướng hành vi của HS trước những vấn đề về đời sống gia đình và cộng đồng, rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong tình huống thực tế. Việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật sẽ tạo điều kiện tăng nhịp độ kiểm tra, giúp HS có thể thường xuyên tự kiểm tra, làm giảm nhẹ lao động chấm bài của GV (Trần Bá Hoành, 2003).

1.4. Các thuận lợi và khó khăn thường gặp trong việc thực thi cách tiếp cận dạy học lấy học sinh làm trung tâm ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 1, thành phố hồ chí minh theo quan điểm lấy học (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)