Sự cần thiết của kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố của kiểm soát nội bộ tác động tới hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam. (Trang 34 - 35)

2.1. Bản chất kiểm soát nội bộ

2.1.2. Sự cần thiết của kiểm soát nội bộ

Kiểm sốt nội bộ có vai trị quan trọng trong doanh nghiệp. Một tổ chức KSNB hữu hiệu (phù hợp, hiệu quả) sẽ giúp cho các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu như

đã trình bày ở trên. Như vậy, nếu khơng có KSNB hoặc tổ chức hoạt động KSNB yếu

hoặc khơng phù hợp thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những sai lầm, rủi ro tất yếu như sau:

Các cơ chế về thủ tục hành chính rườm rà.

Hao tốn nguồn lực mà khơng đạt được hiệu quả như mong muốn. Các hoạt động xa rời thực tế, đặc thù của doanh nghiệp.

Không đo lường và kìm hãm sự phát triển tự nhiên của doanh nghiệp.

Tình trạng mất cắp, mất đồn kết nội bộ trong đơn vị dẫn đến nhiều vấn đề sự vụ phát sinh làm mất thời gian cho quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Làm việc theo cảm hứng, ít có kế hoạch. Có sự chồng chéo giữa các nhiệm vụ chức năng.

Nhà quản lý thiếu tin tưởng và khơng có đầy đủ thơng tin để ra các quyết định

quản lý. …

Minh chứng rõ ràng là sau sự sụp đổ gây chấn động nước Mỹ của nhiều tập đoàn lớn như: Enron, WorldCom, Peregrine Systems..., nước Mỹ đã ban hành đạo luật Đạo luật Sarbanes-Oxley (hay còn gọi là Sarbox, SOX) năm 2002 nhằm ngăn chặn

những gian dối tài chính, tạo sự minh bạch của thơng tin tài chính, báo cáo tài chính khi cơng bố và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn. Đạo luật này cũng yêu cầu các công ty đại

chúng Hoa Kỳ phải thực hiện quản trị doanh nghiệp và KSNB theo quy định. Hàng

loạt các cơ sở đào tạo về KSNB như Học viện Kiểm soát Nội bộ ICI, học viện

FMIT…đã đào tào về KSNB trên cơ sở báo cáo COSO lần đầu tiên ra đời năm 1992 chứng tỏ sự cần thiết và tầm quan trọng của KSNB đặc biệt theo quan điểm của

COSO.

Ở Việt Nam, KSNB không chỉ là vấn đề mang tính tự nguyện của doanh nghiệp

mà là bắt buộc đối với các cơng ty cổ phần có niêm yết, các tổ chức tín dụng, bảo hiểm cần triển khai hoạt động KSNB theo quy định của pháp luật. Các văn bản pháp luật

của nhà nước cũng chỉ rõ yêu cầu phải thiết lập KSNB. Tại khoản 1 Điều 57 Luật

Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH 12 ban hành ngày 20/3/2011 quy định: “Đơn vị có

lợi ích cơng có trách nhiệm xây dựng và vận hành hệ thống kiểm sốt nội bộ phù hợp và có hiệu quả”. Luật Kế toán số 88/2015QH 13 ban hành ngày 20/11/2015 quy định KSNB tại khoản 1, 2 Điều 39: “Đơn vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị để bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Tài sản của đơn vị được bảo đảm an

tồn, tránh sử dụng sai mục đích, khơng hiệu quả; b) Các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở cho việc lập và trình bày BCTC

trung thực, hợp lý” (Khoản 2, Điều 39),

Như vậy, KSNB có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đang diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn

cầu. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến quản trị rủi ro và xây dựng hoạt động KSNB nhằm giúp đơn vị hạn chế những rủi ro, thiệt hại và tăng hiệu quả

hoạt động nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng của đơn vị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố của kiểm soát nội bộ tác động tới hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam. (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)