Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố của kiểm soát nội bộ tác động tới hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam. (Trang 45 - 48)

2.2. Bản chất về hiệu quả kinh doanh

2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh

Các chỉ tiêu đánh giá HQKD gồm chỉ tiêu tài chính; và các chỉ tiêu phi tài chính.

2.2.2.1. Chỉ tiêu tài chính

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất: phản ánh một đơn vị chi phí đầu vào đem lại bao nhiêu đơn vị kết quả đầu ra. Trong điều kiện các chi phí đầu vào

khơng đổi hoặc là nhỏ nhất thì phải tối đa hóa được kết quả đầu ra.

Hiệu quả sản xuất = Kết quả đầu ra / Chi phí đầu vào

Các chi phí đầu vào có thể là lao động, đối tượng lao động, lực lượng lao động thông qua các chỉ tiêu cụ thể như: Tổng tài sản: bao gồm (tài sản: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn) nguồn vốn (nợ phải trả và vốn chủ sở hữu); Số lao động hao phí (Số lao động bình qn, số ngày cơng, số giờ cơng); Chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, TSCĐ, tiền công…).

Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra có thể là: Tổng doanh thu; Doanh thu

thuần; Giá trị gia tăng; Lợi nhuận)

+ Năng suất lao động = Kết quả /Số lao động bình quân (tổng số giờ người

hoặc tổng số ngày người) Nguyễn Công Nhự (2017)

Chỉ tiêu này cho biết, bình quân một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết quả: doanh thu hay lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chứng tỏ hiệu

quả kinh doanh của doanh nghiệp cao.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời: phản ánh một đơn vị chi phí đầu

vào hay một đơn vị kết quả đầu ra mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng sinh lời càng lớn và HQKD càng cao. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời bao gồm:

+ “Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn (ROI) = Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng

số vốn bình quân”, Nguyễn Ngọc Quang (2011, 193)

+ “Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản”

(Nguyễn Thị Hồng Nga và cộng sự, 2011, tr 126).

+ “Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ

sở hữu bình quân”, Nguyễn Ngọc Quang (2011, 193).

+ “Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu

+ “Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí = Lợi nhuận sau thuế/Tổng chi phí trong

kỳ”, Nguyễn Văn Công (2009, 290).

+ Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS):

“Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) = (Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức chi trả cho cổ phiếu ưu đãi)/Số lượng cổ phiếu thường bình quân đang lưu hành”, Nguyễn Thị Hồng

Nga và cộng sự (2011, 129).

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, các cổ đơng đầu tư một đồng cổ phiếu phổ thơng theo mệnh giá thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Chỉ tiêu này được sử dụng rộng rãi trong công ty cổ

phần.

* Nhóm chỉ tiêu suất hao phí: phản ánh để có một đơn vị kết quả đầu ra DN

phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào. Trị số này càng nhỏ thì HQKD của DN càng cao và ngược lại.

“Suất hao phí = Chi phí đầu vào/ Kết quả đầu ra”

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động: thông qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng sản xuất của tài sản và chỉ tiêu phản ánh sự quay vòng của tài sản. Bao gồm các chỉ tiêu: Số vòng quay của tổng tài sản; số vòng quay của TSCĐ, số vòng quay TSNH, số vòng quay HTK, số vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân (Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà, 2015)

+ “Số vòng quay của tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình qn” + “Số vịng quay TSCĐ = Doanh thu thuần/ TSCĐ bình quân”

+ “Số vịng quay TSNH = Doanh thu thuần/ TSNH bình qn” + “Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán/ HTK bình qn”

+ “Số vịng quay các khoản phải thu = Tổng tiền bán chịu / Tổng Nợ phải thu bình quân”

Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả quản lý các tài sản của DN. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài sản, TSCĐ, HTK, TSNH hoặc bán được nhiều hàng hóa, quản lý tốt các khoản nợ, ít bị chiếm dụng vốn, tiết kiệm được vốn đầu tư hoặc cả hai. Điều này đã góp phần nâng cao HQKD của

Bên cạnh đó, HQKD được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu và thị

phần (Hoffer và Sandberg, 1987). Các chỉ tiêu ROA, ROE đo lường HQKD đã được

nghiên cứu sử dụng trước đây (Demsetz và Lehn, 1985; Mehran, 1995; Ang và cộng

sự, 2000) và ứng dụng trong thực tiễn.

2.2.2.2. Chỉ tiêu phi tài chính

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá khách hàng

HQKD được đo lường theo sự hài lòng của khách hàng trên các khía cạnh khác nhau: hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá cả dịch vụ mang lại doanh thu cao hơn; năng suất lao động cao hơn…Từ đó, dẫn đến doanh nghiệp có kết quả kinh doanh cao hơn đối thủ (Keh và cộng sự, 2007; Bùi Quang Tuyến và Đào Trung Kiên, 2015).

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá về lao động

Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng có ý nghĩa quyết định HQKD của DN. Các chỉ tiêu đánh giá về lao động bao gồm số lượng lao động, chất lượng lao động và mức thu nhập của lao động cũng như sự hài lòng của người lao

động trên tất cả các khía cạnh của đơn vị…Khi nghiên cứu các chỉ tiêu này, các tác

giả kỳ vọng sẽ nâng cao hơn nữa HQKD cho DN (Phạm Xuân Kiên, 2011; Vũ Thị Việt Châu, 2017)

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội

Các DN hoạt động hiệu quả sẽ góp phần cho tồn xã hội phát triển. Tuy nhiên, vì mục tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp ít để ý và quan tâm tới các vấn đề xã hội như: lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội, các vấn đề rác thải, xả thải, ô nhiễm mơi

trường…Những điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp. Khi

nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội cần quan tâm tới các lợi ích xã hội như đóng góp cho ngân sách Nhà nước, các khoản thuế, các khoản đóng góp cho từ thiện, ủng hộ lũ lụt, đền ơn đáp nghĩa… Đồng thời đảm bảo vệ sinh an tồn cho mơi

trường, tránh gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường (Phạm Xuân Kiên, 2011; Vũ Thị Việt Châu, 2017)

Tóm lại, có nhiều chỉ tiêu để phân tích HQKD trong DN. Cần căn cứ vào mục

đích nghiên cứu, đặc điểm của DN để xây dựng một các chỉ tiêu phân tích phù hợp và

cần kết hợp chỉ tiêu hiệu quả tài chính với các chỉ tiêu hiệu quả phi tài chính thì mới

tâm sử dụng các chỉ tiêu: Lợi nhuận, doanh thu, ROA, ROS, ROE, Số vòng quay TSCĐ và năng suất lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố của kiểm soát nội bộ tác động tới hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam. (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)