Thống kê môi trường kiểm soát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố của kiểm soát nội bộ tác động tới hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam. (Trang 93 - 101)

4.5. Kết quả thống kê mô tả

4.5.1. Thống kê môi trường kiểm soát

4.5.1.1. Truyền đạt và hiệu lực hóa tính chính trực và các giá trị đạo đức

Thực trạng cho thấy, hầu hết các DN, đặc biệt các DN có quy mơ lớn đều rất

quan tâm đến các giá trị cốt lõi của đơn vị mình. Được thể hiện ở ngay việc xác định

mục tiêu của DN cả ngắn và dài hạn. Điều này được quy định trong các văn bản nội bộ và được triển khai đến các nhân viên trong đơn vị. Thậm chí, nhiều DN cịn đưa mục tiêu, sứ mệnh của đơn vị mình lên Website cũng là một hình thức quảng bá thương

hiệu, cũng như định hướng phát triển và cam kết với khách hàng về sứ mệnh của

mình. Chẳng hạn, cơng ty Timescome đề ra 3 mục tiêu phát triển cho DN như sau:

“- Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, Timescom đã và đang không ngừng phấn đấu để đạt mục tiêu trở thành một cơng ty lớn mạnh, có uy tín và sức cạnh tranh cao trên thị trường logistics.

- Với mạng lưới đại lý rộng khắp các tỉnh thành, Timescom đặt mục tiêu trở thành nhà phân phối dẫn đầu trong khu vực.

- Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm, Timescom đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo và chuyên nghiệp, đảm bảo sự hài lòng của

từng khách hàng.”

Ở các loại hình DN cũng như các quy mơ DN khác nhau, các hình thức biểu

hiện của các cam kết và truyền đạt về các giá trị đạo đức khác nhau. Ngoài việc đưa

các sứ mệnh lên Website, các DN còn treo các bảng khẩu hiệu thể hiện tôn chỉ hoạt

động cho đơn vị, Ví dụ, Cơng Ty Timescome đã treo rất nhiều các khẩu hiệu ở trên

tường ngay phòng tiếp khách với những hình ảnh rất vui tươi, từ ngữ ngắn gọn. Để

những nhân viên mới và các đối tác khi tới công ty hiểu và tuân thủ các hướng dẫn đó. Hoặc có những DN, hầu hết các DN quy mô vừa và nhỏ thường hay quy định mục

tiêu, nhiệm vụ trong điều lệ và chiến lược phát triển của đơn vị hoặc ngay trong các

báo cáo tổng kết thường kỳ hay đột xuất thì đều có đưa ra các phương hướng, nhiệm

vụ, giải pháp gắn liền với các quy định về các giá trị cốt lõi mà DN cần đạt được trong từng thời kỳ. Điều lệ Công ty cổ phần xe khách Bắc Giang quy định mục tiêu của công ty là: “phấn đấu đưa Công ty không ngừng phát triển về mọi mặt, tăng lợi tức cổ phần,

tạo điều kiện cho cổ đông và người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển nền kinh tế chung của đất

Qua nghiên cứu tổng hợp phiếu điều tra về các nội dung: truyền đạt và hiệu lực hóa tính chính trực và các giá trị đạo đức trong nghiên cứu này là về nhà quản lý, xung

đột lợi ích và sự truyền đạt. Các câu hỏi bắt buộc người trả lời lựa chọn: rất không đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý và rất đồng ý. Kết quả cho thấy 9,6% số

người được hỏi đều rất đồng ý rằng: Tính chính trực và thái độ ứng xử đạo đức được nhà quản lý truyền đạt đến tất cả đơn vị bằng lời nói và bằng văn bản. Trong đó

49,5% ý kiến đồng ý; 37,4 % ý kiến là trung lập; 3,4% ý kiến là không đồng ý. Ý kiến về việc văn hóa doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở trung thực, cởi mở và tôn trọng các giá trị đạo đức, có 10,0% số người được hỏi đã rất đồng ý, 48,6% trả lời đồng ý,

trong khi 38,8% là trung lập ý, 2,1% ý kiến là không đồng ý và một vài ý kiến là rất

không đồng ý (0,5%). Về các xung đột lợi ích, đều quy định rõ ràng về các hình thức xử lý sai phạm nếu có sự xung đột lợi ích hoặc vi phạm các quy tắc, chuẩn mực. Số

người trả lời (10,5%) rất đồng ý, 43,6% là đồng ý, 42,2% là trung lập và 3,4% là

không đồng ý. Và 0,2% là ý kiến rất không đồng ý. Tóm tắt ý kiến của người trả lời được trình bày trong Bảng 4.14. Kết quả đồng thuận với quan điểm của COSO (2013)

và các nghiên cứu của Whittington & Pany (2001), Khamis (2013), Mawanda (2008), Enwelum (2013) về các thang đo của biến truyền đạt và hiệu lực hóa tính chính trực và giá trị đạo đức. Theo kết quả trên, có thể kết luận rằng hầu hết các DNVTĐB Việt

Nam đều quan tâm đến các quy tắc ứng xử và chúng được truyền đạt đầy đủ. Nhà quản lý đã rất đề cao về tính chính trực và các giá trị đạo đức. Khi xảy ra các xung đột nếu có đều được giải quyết trên cơ sở các quy định bằng văn bản với sự trung thực, cởi

mở, tơn trọng. Đó là dấu hiệu rõ ràng về mơi trường kiểm sốt nội bộ tốt trong các

DNVTĐB Việt Nam.

4.5.1.2. Cam kết năng lực và chính sách nhân sự

Thực tế ở các DNVTĐB cũng cho thấy hầu hết các DN đều có quy định bằng văn bản về việc tuyển chọn nhân sự theo các tiêu chí phù hợp với nhu cầu của đơn vị mình. Việc ký kết các hợp đồng lao động diễn ra đúng quy định, đảm bảo quyền lợi

cho người lao động và đảm bảo nhân sự tốt, chuyên nghiệp cho cơng ty. Trong q

trình làm việc các nhân viên đều được hưởng chế độ đãi ngộ, đào tạo, đề bạt, khen

thưởng, xử phạt phù hợp, vừa có tác dụng khích lệ năng suất chất lượng cơng việc vừa có tác dụng răn đe với những hành động không phù hợp.

Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra chỉ ra (16,9%) số người được hỏi rất đồng ý rằng Bảng mô tả công việc của nhân viên được xác lập rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và được truyền đạt tới nhân viên và 50,0% đồng ý, 29,0% là ý kiến trung lập, 4,1%

không đồng ý và 0,0% rất không đồng ý. Nhiều nhất (48,6%) số người được hỏi đã đồng ý rằng các nhà quản lý, nhân viên đều có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ,

18,9% rất đồng ý; 27,9% ý kiến là trung lập; 4,3% khơng đồng ý và rất ít (0,2%) là rất khơng đồng ý. Ý kiến về các tiêu chí tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ nhân viên minh

bạch, rõ ràng có (16,7%) số người được hỏi rất đồng ý, 50,5% được hỏi đồng ý, 29,7% trung lập, 3,2% không đồng ý và 0,0% là rất khơng đồng ý. Ý kiến về chính sách đào

tạo, phát triển nhân sự được cập nhật liên tục, phù hợp với mục tiêu của đơn vị có (15,3%) số người được hỏi rất đồng ý và 49,1% đồng ý, 33,1% trung lập, 2,5% không đồng ý,

0,0% rất không đồng ý. Về ý kiến DN ưu tiên tuyển dụng nhân tài có (18,5%) ý kiến của người trả lời rất đồng ý, 46,1% đã đồng ý và 32,2% là trung lập, 3,2% không đồng ý và 0,0% rất không đồng ý. Kết quả được tóm tắt trong Bảng 4.10. Kết quả đồng

thuận với quan điểm của COSO (2013) và nghiên cứu của Whittington & Pany (2001) về các thang đo về cam kết về năng lực và chính sách nhân sự. Kết quả cho thấy rằng, hầu hết các DNVTĐB Việt Nam đã có chính sách thơng lệ về nhân sự tốt, có các tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp. Đây là biểu hiện của một môi trường kiểm soát tốt tại

doanh nghiệp, sẽ ảnh hưởng tích cực đến HQKD của các DNVTĐB Việt Nam.

4.5.1.3. Sự tham gia của Ban quản trị

Các DN là các công ty cổ phần vận tải đường bộ thì đều có cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Ban quản trị đều là những người có kiến

thức kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực vận tải đường bộ, nên đủ khả năng giám sát và phát hiện sai sót và báo cáo kịp thời cho các nhà quản lý đơn vị để ra các quyết định hoạt động kịp thời. Tùy thuộc quy mô DN mà số lượng thành viên Ban kiểm soát khác nhau, có thể có từ 3 – 5 người. Do tách tỉnh Hà Bắc (cũ) nên năm 1997, Công ty ô tô Hà Bắc (cũ) được tách thành 2 công ty Cổ phần xe khách Bắc Giang và Công ty Cổ

phần Xe khách Bắc Ninh. Công ty Cổ phần xe khách Bắc Giang, với hơn 20 năm phát triển, số lao động kể cả thời vụ hiện nay khoảng 500 người, cơng ty có 3 thành viên

của Ban kiểm soát, các thành viên Ban quản trị đều độc lập, chuyên nghiệp. Nhưng

hiện nay, Công ty Cổ phần Xe khách Bắc Ninh làm ăn lại gặp rất nhiều khó khăn, quy mơ thu nhỏ, với số lao động khoảng 70 người, Ban kiểm soát gồm 1 người và Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty.

Kết quả tổng hợp từ phiếu khảo sát đã được chỉ ra trong Bảng 4.10, có (10,5%) ý kiến của người trả lời rất đồng ý rằng Ban quản trị doanh nghiệp là những nhà quản lý có kiến thức, kỹ năng tốt. Trong đó có 48,4% đồng ý và 37,0% là trung lập, 3,4% là

không đồng ý và 0,7% rất không đồng ý. Về việc Ban quản trị có đủ khả năng giám sát

đối với nhà quản lý đơn vị, có (30,6%) của người trả lời trung lập, 12,6% đã rất đồng

ý, nhiều nhất 51,4% trả lời đồng ý, 4,8% không đồng ý và 0,7% rất không đồng ý. Về việc Ban quản trị có các kiến nghị, góp ý kịp thời cho nhà quản lý, (41,3%) ý kiến của người trả lời trung lập, 10,0% đã rất đồng ý và nhiều nhất 44,7% trả lời đồng ý, trong đó 3,4% trả lời không đồng ý và 0,5% rất không đồng ý. Kết quả đồng thuận với quan điểm của COSO (2013) và nghiên cứu của Whittington & Pany (2001) về các thang đo

của biến quan sát sự tham gia của Ban quản trị. Như vậy, Ban quản trị của các DNVTĐB Việt Nam là những nhà quản lý độc lập, có kiến thức, kỹ năng tốt, có khả năng giám sát và đã có những đóng góp quan trọng, kịp thời cho Nhà quản lý, chứng

tỏ dấu hiệu về sự tồn tại của mơi trường kiểm sốt tốt trong doanh nghiệp.

4.5.1.4. Triết lý quản lý và phong cách điều hành

Có thể thấy, các DN trước đây là các xí nghiệp thuộc Nhà nước chuyển đổi

hình thức sở hữu sang cơng ty cổ phần thường vẫn cịn nhiều thói quen ỷ lại, bao cấp thiếu sự năng động, nhanh nhạy với cơ chế hiện nay. Trong Báo cáo của Hiệp Hội các DN vận tải khu vực phía Bắc tổ chức tại Công ty cổ phần xe khách Bắc Giang, chủ tịch Hiệp Hội cũng là Tổng giám đốc công ty cổ phần xe khách Bắc giang đã nêu lên thực trạng hiện nay là nếu các nhà quản trị khơng tư duy năng động, khơng thích ứng nhanh với điều kiện, cơ chế mới, vẫn trông chờ, ỷ lại vào các chính sách bảo hộ của Nhà nước thì sẽ vơ cùng khó khăn trong q trình cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp vận tải, giữa các loại hình vận tải truyền thống và các loại hình vận tải mới, ngày càng có thêm nhiều phương tiện tham gia vào lĩnh vực vận tải…Có thể nhận thấy một sự khác biệt rõ ràng công ty quy mô lớn ln tìm tịi, giao chỉ tiêu nhiệm vụ để vượt qua khó khăn, thách thức, để hồn thành mục tiêu. Cịn 1 số công ty quy mô nhỏ thường ỷ lại nhiều hơn.

Nghiên cứu phiếu điều tra nhằm xem xét liệu các quyết định có bị chi phối bởi

một vài cá nhân, nhà quản lý có các ứng xử phù hợp với các sự kiện hoặc hoạt động có

ảnh hưởng đến đơn vị và có ln phân tích các rủi ro và lợi ích tiềm tàng. Trong Bảng

4.10, ta thấy, tỷ lệ 47,7% người trả lời đồng ý rằng các quyết định quản lý và điều hành không bị chi phối bởi vài cá nhân với 10,3% rất đồng ý và 36,8% là trung lập, cịn 5,0% khơng đồng ý, 0,2% rất không đồng ý. Về việc nhà quản lý có các ứng xử phù hợp với các sự kiện hoặc hoạt động có ảnh hưởng đến đơn vị, có (43,2%) người trả lời đồng ý

trong khi 11,9% đã rất đồng ý và 39,5% vẫn tiếp tục trung lập. Một vài ý kiến (5,5%)

phân tích các rủi ro và lợi ích tiềm tàng trước khi ra quyết định, đa số (45,7%) người

trả lời đồng ý rằng ban quản lý có cơ chế dự đốn và xác định sự kiện trong khi 8,9%

đã rất đồng ý và 41,6% là trung lập, (3,9%) không đồng ý và 0,0% rất không đồng ý.

Kết quả đồng thuận với quan điểm của COSO (2013) và nghiên cứu của Whittington & Pany (2001) về các thang đo của triết lý quản lý và phong cách điều hành. Kết quả xác nhận rằng các nhà quản lý DNVTĐB Việt Nam đã có sự rõ rang trong quản lý

hoạt động, không bị chi phối bởi một vài cá nhân, và có các ứng xử kịp thời với các sự kiện có ảnh hưởng đến mục tiêu của DN. Nhà quản lý ln có các ứng xử phù hợp với các sự kiện hoặc hoạt động có ảnh hưởng đến đơn vị. Điều này chứng tỏ về mơi

trường kiểm sốt tốt trong DNVTĐB Việt Nam.

4.5.1.5. Cơ cấu tổ chức và phân quyền, trách nhiệm

Bộ máy của Công ty Cổ phần Xe khách Bắc Ninh (quy mô nhỏ) cũng được tổ

chức theo mơ hình trực tuyến chức năng, được thể hiện trong Sơ đồ 4.1 sau:

Sơ đồ 4.1: Mơ hình tổ chức Cơng ty Cổ phần Xe khách Bắc Ninh

Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính của công ty năm 2022

Về cơ cấu tổ chức, công ty cổ phần xe khách Bắc Giang (quy mô lớn), được tổ chức theo mơ hình trực tuyến chức năng được thể hiện ở sơ đồ dưới đây.

Hội đồng quản trị

Hội đồng quảntrị

Ban kiểm soát Ban giám đốc

Xưởng sửa chữa Phòng kỹ thuật Đội xe Phòng kế hoạch tài vụ Phòng tổ chức hành chính Cửa hàng xăng dầu

Sơ đồ 4.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xe khách Bắc Giang

Nguồn: Phịng tổ chức hành chính cơng ty năm 2022

Nhìn chung, các DN đều xây dựng được cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, phù hợp với quy mô đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình và phù hợp quy định của pháp luật.

Tổng hợp từ phiếu điều tra nhằm tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của DN xem có

phù hợp, có sự giám sát và giám sát đầy đủ về phân cấp hoạt động, đã phân công rõ

ràng trách nhiệm cho từng nhân viên được chỉ ra trong Bảng 4.11. Hầu hết (44,7%) số người được hỏi đều đồng ý rằng cơ cấu tổ chức trong DN phù hợp tình hình hoạt động, trong khi 11,4% rất đồng ý và 35,8% trung lập, 7,1% không đồng ý và 0,9% rất khơng

đồng ý. Ý kiến về việc liệu có đủ giám sát và giám sát các hoạt động, hầu hết (54,1%)

số người được hỏi đồng ý có sự giám sát và giám sát đầy đủ các hoạt động và 18,0% rất đồng ý; 21,0% vẫn trung lập, 5,7% không đồng ý và 1,1% rất không đồng ý. Ý kiến

Ban giám đốc điều hành

Phòng KD tổng hợp Phịng tổ chức hành chính Phịng kỹ thuật cơng nghiệp Phịng kế tốn tài chính Đội xe 1 Đội xe 2 CH xăng dầu 1 CH xăng dầu 2 CH xăng dầu 3 CH xăng dầu 4 CH xăng dầu 5 CH xăng dầu 7 CH xăng dầu 8 CH xăng dầu 9 Ban kiểm soát

Bến XK Lục Nam CH xăng dầu 6 Bến XK Tân Yên Bến XK Lục Ngạn Bến XK Sơn Động Trường TC nghề Xương Giang Xưởng xửa chữa

về có văn bản quy định nhiệm vụ, quyền hạn các vị trí cơng việc và mối quan hệ hợp tác, có (46,8%) số người được hỏi đã đồng ý, trong khi 11,2% đã rất đồng ý; 35,2% số người được hỏi là trung lập, 5,7% không đồng ý và 1,1% rất khơng đồng ý. Có

(52,5%) số người được hỏi đồng ý rằng tất cả nhân viên đều hiểu rõ trách nhiệm với

công việc, trong khi đó 21,5 % ý kiến đã rất đồng ý; 19,9% ý kiến là trung lập, 5,3% không đồng ý và 0,9% rất không đồng ý. Về ý kiến Khơng có sự né tránh trách nhiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố của kiểm soát nội bộ tác động tới hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam. (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)