2.2. Bản chất về hiệu quả kinh doanh
2.2.1. Quan điểm về hiệu quả kinh doanh
Ngay từ thế kỷ 18, HQKD đã được nghiên cứu và đặc biệt phạm trù này được đi sâu nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỉ 20. Cho đến nay, có rất nhiều các quan điểm về HQKD.
Thứ nhất, quan điểm đầu tiên về HQKD gắn liền với các chỉ tiêu phản ánh kết
quả. Ngay từ thế kỷ 18, 2 nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh - Smith và người Pháp - Ogiephric, với quan điểm cho rằng hiệu quả là kết quả đạt được của nền
kinh tế thông qua các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng và tổng thu nhập quốc dân. Còn trong phạm vi doanh nghiệp, hiệu quả được đo bằng chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ
nhuận khác nhau. Do vậy, điều này sẽ hạn chế trong đánh giá HQKD của DN ở
các kỳ khác nhau, cũng như khơng phản ánh chính xác HQKD của DN. Bởi mục tiêu cuối cùng của DN là lợi nhuận đạt được.
Thứ hai, quan điểm HQKD là khả năng sử dụng nguồn lực của DN. Ở thế kỷ
XX, các Samuelson và Dnorthau (1997, tr.125) cho rằng “Hiệu quả tức là sử dụng một
cách hữu hiệu nhất các nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người”. Quan điểm này cho thấy để đánh giá HQKD cần phải xem xét đến
việc sử dụng lãng phí hay tiết kiệm nguồn lực trong quá trình hoạt động. Quan điểm
này mới chỉ đề cập tới các nguồn lực đầu vào, chưa đề cập đến kết quả đầu ra và mối quan hệ giữa các nguồn lực và kết quả đầu ra nên khơng có mức chuẩn cụ thể để đánh giá việc sử dụng nguồn lực hữu hiệu là bao nhiêu.
Thứ ba, quan điểm HQKD là mối quan hệ tương quan giữa kết quả đầu ra và
các chi phí đầu vào. HQKD thơng thường là các chỉ tiêu tương đối. HQKD có thể là
chênh lệch giữa kết quả đầu ra so với chi phí đầu vào; có thể là tỷ lệ giữa kết quả đầu ra tương quan với chi phí đầu vào hoặc ngược lại. Cần phải tối đa hóa được kết quả đầu ra trong điều kiện tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào có thể là
lao động, đối tượng lao động, lực lượng lao động thông qua các chỉ tiêu cụ thể như: Số lao động, Số ngày công, giờ công, TSCĐ, tài sản, vốn chủ sở hữu, …Các kết quả đầu ra có thể là giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận, doanh thu…
Thứ tư, quan điểm HQKD là mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
hội được phát triển từ những năm 80, 90 của thế kỉ XX. Bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế, thì HQKD cịn phản ánh mức đóng góp của DN về mặt xã hội như: đóng thuế cho nhà nước; đóng góp vào giải quyết việc làm, gia tăng mức sống cho nhân viên; đóng góp vào cải thiện trình độ dân cư; đóng góp vào cải thiện mơi trường sống, …Trong đó,
hiệu quả xã hội thường ít được quan tâm hơn là hiệu quả kinh tế.
Thứ năm, quan điểm HQKD cần được đánh giá qua hiệu quả của quản lý. Đây
cũng là quan điểm của Ngơ Đình Giao (1984). Hiệu quả của quản lý được đánh giá
qua tỷ lệ giữa kết quả có ích của hoạt động quản lý với khối lượng các nguồn lực đã sử dụng hay đã hao phí để đạt được kết quả đó. Tuy nhiên, việc đánh giá này là khá phức tạp bởi đó là sự “tổng hợp hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả chính trị”.
Như vậy, trên cơ sở các nghiên cứu trước, tác giả cho rằng HQKD gồm những
Thứ nhất, HQKD thể hiện trình độ sử dụng các nguồn lực thực chất là so sánh
giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào phù hợp mục tiêu. Kết quả đầu ra của DN được phản ánh bằng: số lượng sản phẩm sản xuất ra, doanh thu, lợi nhuận, …Chi phí đầu
vào được thể hiện thơng qua các chỉ tiêu: Tổng tài sản, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí lương, chi phí trung gian, vốn chủ sở hữu, số ngày cơng, giờ cơng, số lao động, thời gian hao phí…
Thứ hai, HQKD được đo lường không chỉ ở các chỉ tiêu tài chính mà cịn được
đo bằng các chỉ tiêu phi tài chính. Các chỉ tiêu tài chính đo lường chính xác, kịp thời
những kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các chỉ tiêu cơ bản nhất, được sử
dụng phổ biến, thường xuyên, có nội dung, phương pháp, nguyên tắc xác định nhất
quán, khoa học nên có độ tin cậy rất cao. Các chỉ tiêu phi tài chính tương đối đa dạng, linh hoạt được xây dựng theo từng thời kỳ phát triển của đơn vị. Đó là các chỉ tiêu về: sự hài lòng của khách hàng, thị phần, việc làm, danh tiếng, thương hiệu … Vì vậy, nghiên cứu các chỉ tiêu này, các nhà quản lý doanh nghiệp xác định được vị trí của DN của mình trên thương trường cũng như cầu của người tiêu dùng…để cung cấp sản phẩm phù hợp và thắng thế trong kinh doanh.
Thứ ba, HQKD gắn với mục tiêu của DN, nên cần quan tâm tới mục tiêu ngắn
hạn và mục tiêu dài hạn. Tương ứng với nó là HQKD ngắn hạn và HQKD dài hạn. Các mục tiêu ngắn hạn bao gồm các chỉ tiêu HQKD trong ngắn hạn là: tăng năng suất, tăng thị phần, mở rộng quy mô kinh doanh…Các chỉ tiêu HQKD dài hạn là các chỉ tiêu tài chính: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận,… Tùy từng giai đoạn và đặc điểm hoạt động mà DN có thể ưu tiên thực hiện HQKD ngắn hạn hay dài hạn trước hoặc kết hợp
hài hòa các mục tiêu này. Nhưng cuối cùng, HQKD dài hạn vẫn là mục tiêu sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Thứ tư, HQKD bao gồm hiệu quả kinh tế (các chỉ tiêu kinh tế) và hiệu quả xã
hội (nộp các loại thuế; đóng góp vào cải thiện trình độ dân cư; đóng góp vào cải thiện mơi trường sống, văn hóa, giáo dục địa phương…). Hiệu quả kinh tế thường được các nhà quản trị quan tâm nhiều hơn là hiệu quả xã hội.
Hiện nay, khi nguồn lực ngày càng khan hiếm, các nhà quản lý phải nỗ lực tìm mọi cách tối đa hóa kết quả và tối thiểu hóa chi phí. Trên cơ sở xây dựng, phân tích hệ thống chỉ tiêu HQKD cho DN, nhà quản lý sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh và đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh kịp thời phù hợp với đơn vị trong từng điều kiện khác nhau.