Đổi mới và đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội) (Trang 98 - 99)

Quy hoạch SDĐ là “hệ thống các biện pháp của Nhà nước (thể hiện đồng thời 3 tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thơng qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức SDĐ như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và mơi trường”;

Tính pháp chế của quy hoạch SDĐ để “xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền SDĐ nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật” [17, tr.194].

Như vậy, QH,KHSDĐ là một công cụ quan trọng của Nhà nước để thực hiện quản lý đất đai; xác lập QH,KHSDĐ hoàn chỉnh sẽ đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, QH,KHSDĐ có mối quan hệ chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng. Các quy hoạch này không chỉ được điều chỉnh bởi LĐĐ mà còn được điều chỉnh bởi các luật khác như: Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản... Do vậy, xây dựng QH,KHSDĐ hoàn chỉnh cần phải xác định rõ nội dung, mối quan hệ giữa quy hoạch SDĐ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng để tránh bị chồng chéo và bỏ sót trong nội dung và phương pháp xây dựng quy hoạch. Chính vì vậy, về lâu dài, cần xây dựng một bộ luật riêng điều chỉnh về quy hoạch, tách vấn đề điều chỉnh quy hoạch khỏi LĐĐ để LĐĐ “thực sự trở thành luật điền sản, ghi nhận những quyền mang tính loại trừ của người SDĐ”; “Luật điền sản càng rõ ràng, làm cho quyền của người SDĐ ngày càng trở nên minh bạch” [44, tr. 26-27]

Trước mắt, khi chưa xây dựng luật riêng điều chỉnh về quy hoạch thì cần phải sớm hoàn chỉnh việc lập và xét duyệt QH,KHSDĐ của các đơn vị hành chính cấp huyện và xã; áp dụng công nghệ thông tin vào việc lập QH,KHSDĐ dựa trên việc xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng SDĐ, cơ sở dữ liệu tiềm năng đất đai, phân tích các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, mơi trường để

tìm phương án quy hoạch hợp lý [16, tr. 29]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội) (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)