Bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội) (Trang 81 - 84)

Trên cơ sở kế thừa các quy định về bồi thường hoa mầu của NĐ 22/1998/NĐ-CP, NĐ 197/2004/NĐ-CP đã có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; cụ thể:

1) Trước đây, mức bồi thường đối với cây hàng năm theo quy định tại NĐ 22/1998/NĐ-CP được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch của một năm theo năng suất bình qn của 3 năm trước đó.

Thực hiện theo quy định này, tại dự án Xây dựng Cửa ơ phía Nam trên địa bàn huyện Thanh Trì, các hộ đã đồng loạt kê khai cây trồng là rau muống chuyên canh trên đất trồng lúa. Sở dĩ có hiện tượng này vì, đơn giá tính bồi thường rau muống chuyên canh là 12.000/1m2, trong khi đó đơn giá bồi thường lúa chỉ có 3.500đ/1m2 (Thơng báo số 2913/TB-STC ngày 07/7/2006 của Sở Tài chính Hà Nội về đơn giá làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ cây trồng, hoa mầu phục vụ công tác GPMB trên địa bàn TP Hà Nội).

Khắc phục hiện trạng này, NĐ 197/2004/NĐ-CP quy định mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đó; nhưng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.

2) Mức bồi thường đối với cây lâu năm được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây (khơng bao hàm giá trị quyền SDĐ) theo thời giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất.

3) Về bồi thường đối với vật ni (ni trồng thuỷ sản) trên đất có mặt nước, NĐ 197/2004/NĐ-CP quy định:

- Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì khơng phải bồi thường;

- Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp

có thể di chuyển được thì bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế.

Tuy nhiên, quy định này cũng rất khó thực hiện, vì, cũng tại dự án Xây dựng Cửa ơ phía Nam trên địa bàn huyện Thanh Trì, vật ni trên đất bị thu hồi của các hộ là cá giống nên không thể xác định được là đến thời kỳ thu hoạch hay chưa và cũng không thể di chuyển được. Vì vậy, Khoản 4, Điều 16, Quyết định 26/2005/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội quy định: “vật nuôi là thuỷ sản được tính bồi thường theo sản lượng bình quân hàng năm nhân với giá chuẩn do Sở Tài chính cơng bố vào ngày 01/01 và 01/7 hàng năm”; sản lượng bình qn do phịng kinh tế, nơng nghiệp cấp huyện xác nhận.

4) Ngoài ra, NĐ 197/2004/NĐ-CP đã có quy định bổ sung việc bồi thường đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, trồng lại;

Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Nghiên cứu các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ về tài sản và qua thực tiễn áp dụng, có thể thấy rằng, so với NĐ 22/1998/NĐ-CP trước đây, các quy định hiện hành về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đã đầy đủ, chi tiết và phù hợp hơn, bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người có đất bị thu hồi. Bên cạnh việc đưa ra các nguyên tắc chung đối với việc bồi thường về tài sản, NĐ 197/2004/NĐ-CP và Thông tư 116/2004/TT-BTC đã quy định rõ ràng các điều kiện cụ thể để được bồi thường, xử lý các trường hợp bồi thường đặc biệt nhằm giải quyết hợp lý mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà

nước, nhà đầu tư và người bị thu hồi đất.

Tuy nhiên, việc bồi thường về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất vẫn còn một số bất cập sau đây:

- Giá nhà, cơng trình được bồi thường vẫn thấp hơn số tiền mà người bị thu hồi đất phải bỏ ra để xây dựng nhà, cơng trình mới. Đối với nhà, cơng trình xây dựng khác khơng được bồi thường theo đơn giá xây dựng mới của nhà, cơng trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương là khơng hợp lý vì thực tế, không thể dùng số tiền được bồi thường để xây dựng lại một cơng trình có chất lượng, mức độ khấu hao tương đương với cơng trình đã bị phá dỡ;

- Đối với nhà, cơng trình xây dựng trước ngày 01/7/2004 trên đất không được bồi thường mà khi xây dựng vi phạm QH,KHSDĐ, vi phạm hành lang bảo vệ cơng trình đã được cơng bố, cắm mốc thì khơng được bồi thường. Tuy nhiên, thực tế, việc lập QH,KHSDĐ và công bố, cắm mốc còn quá nhiều bất cập; nhiều nơi chưa lập được QH,KHSDĐ, chưa công bố công khai quy hoạch, công khai quy hoạch, cắm mốc không kịp thời … Thực tế này dẫn đến việc lấn chiếm đất đai, xây dựng nhà, cơng trình khơng phép, sai phép rất phổ biến và việc giải quyết bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đảm bảo thỏa đáng nhưng đúng pháp luật là hết sức khó khăn và phức tạp;

- Việc bồi thường di chuyển mồ mả trong thực tế ít gặp khó khăn về mức bồi thường song lại gặp khó khăn về thời gian di chuyển và chưa có giải pháp để khắc phục. Việc chuẩn bị sẵn nơi di chuyển, chôn cất tập trung chưa được quan tâm chuẩn bị trước và chưa có quy định bắt buộc thực hiện cũng là nguyên nhân gây khó khăn, làm kéo dài thời gian GPMB, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư.

- Mức bồi thường đối với cây trồng hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch cao nhất trong 3 năm liền kề của cây trồng chính tại địa phương là quy định khơng mang tính khả thi. Bởi vì, việc xác định năng suất của vụ cao nhất là rất khó khăn; đồng thời, việc xác định cây trồng chính của

địa phương là cấp tỉnh, huyện hay xã thì khơng có quy định, nếu là cấp tỉnh thì q rộng khơng thể xác định được cây trồng chính, cịn nếu là cấp huyện, xã thì cũng khơng thể xác định cho từng địa bàn từng loại cây trồng chính khác nhau;

- Việc bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi hiện nay vẫn thực hiện bồi thường giá trị của cây trồng, vật nuôi theo kết quả sẽ thu hoạch; không thể xác định được, đặc biệt là đối với vật nuôi, tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch hay chưa. Quy định bồi thường thiệt hại thực tế đối với vật nuôi do phải thu hoạch sớm; bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra đối với trường hợp có thể di chuyển được cũng là khơng khả thi vì rất khó xác định thế nào là phải thu hoạch sớm, sớm là bao lâu, và người có tài sản phải di chuyển vật ni trên đất có mặt nước đó đi đâu. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc tùy tiện áp dụng mức giá, áp giá mang tính chủ quan, cảm tính của các cơ quan Nhà nước khi thực hiện bồi thường và trong một số trường hợp, việc bồi thường chưa hợp lý đã gây khiếu nại kéo dài từ phía người bị thu hồi đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội) (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)