TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội) (Trang 94 - 96)

hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề phức tạp và nhậy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, lợi ích kinh tế của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất; ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình ổn định an ninh, chính trị, xã hội; ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương cũng như cả nước. Do vậy, hệ thống pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về BT,HT&TĐC nói riêng ln được quan tâm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các tranh chấp, khiếu nại về bồi thường, GPMB vẫn xẩy ra với mức độ căng thẳng, ngày càng phức tạp và chiếm tỷ lệ cao trong các khiếu nại về đất đai. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là pháp luật về BT,HT&TĐC mặc dù đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn nhiều nội dung chưa theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội.

Ở một khía cạnh khác, các chính sách về BT,HT&TĐC được sửa đổi theo hướng tôn trọng và đặt lợi ích của người có đất bị thu hồi lên hàng đầu; các chính sách ban hành sau thường có các quy định và mức bồi thường có lợi và cao hơn các quy định đã ban hành trước đó. Tuy nhiên, do các chính sách này liên tục thay đổi trong một thời gian ngắn lại gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện; có một thực tế là, trong nhiều dự án, những người tích cực và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, đến nhận bồi thường và di chuyển trước lại được bồi thường với giá thấp hơn những người cố tình; mức chênh lệch này có khi lên đến vài chục, thậm chí vài trăm triệu đồng do sự điều chỉnh phương án và giá bồi thường của Nhà nước. Sự bất hợp lý và không công bằng này đã gây ra tình trạng khiếu nại căng thẳng, phức tạp, kéo dài; điển hình là vụ việc khiếu nại của các hộ thuộc 2 phường Nhật Tân và Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội, thuộc dự án xây dựng khu đô thị mới CIPUTRA thời gian vừa qua.

Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện pháp luật về BT,HT&TĐC còn nhiều yếu kém, khiếm khuyết; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất

đai nói chung và BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả còn thấp; việc thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất ở một số nơi, một số dự án chưa đảm bảo được sự công khai, minh bạch và dân chủ đã gây ra tình trạng khiếu nại, tố cáo căng thẳng, bức xúc, kéo dài từ phía những người bị thu hồi đất.

Chính vì vậy, pháp luật về đất đai nói chung và BT,HT&TĐC nói riêng trong thời gian tới vẫn cần được tiếp tục hồn thiện để góp phần vào việc giảm các vụ việc tranh chấp khiếu kiện đông người, vượt cấp và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người có đất bị thu hồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội) (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)