BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
Để chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng thuận có vai trị khơng nhỏ của việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật. Đối với chính sách, pháp luật về BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất thì việc tổ chức thực hiện lại càng có vai đặc biệt trị đặc biệt quan trọng để áp dụng thành công các quy định của Nhà nước về BT,HT&TĐC.
Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chủ yếu phát sinh các tranh chấp, khiếu nại về BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là do các cơ quan có thẩm quyền không công khai, minh bạch về việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại cho người bị thu hồi đất nên đã không nhận được sự đồng thuận của người dân chứ khơng phải do chính sách bồi thường; ở nhiều nơi, các cơ quan Nhà nước đã không thực hiện đúng các quy đinh của pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, GPMB, tái định cư, nên đã dẫn đến nghi ngờ về sự công bằng trong nội bộ nhân dân khi triển khai công tác bồi thường, GPMB. Chính vì vậy, luận văn xin đưa ra một số kiến nghị về cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật hiện hành về BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
3.3.6.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nói chung, pháp luật về BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng cho nhân dân, từ đó tạo ra sự đồng thuận của người dân khi Nhà nước thu hồi đất.
Nhìn chung, cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai hiện nay chưa mang lại hiệu quả cao, vẫn còn bộc lộ một số mặt tồn tại. Bên cạnh các khiếu nại có cơ sở, cũng cịn khơng ít những khiếu nại, tố cáo khơng có căn cứ làm mất rất nhiều thời gian phải xem xét giải quyết của các cơ quan Nhà nước; thậm chí một số người dân do thiếu hiểu biết về pháp luật đất đai nên dễ bị các phần tử bất mãn lơi kéo, kích động, xúi giục đi khiếu kiện vượt cấp hoặc chây ỳ, cố tình khơng chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Điều này không chỉ gây mất ổn định chính trị - xã hội mà còn làm chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của các địa phương.
Để tạo sự đồng thuận từ phía người dân đối với cơng tác BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, trước tiên phải làm thay đổi nhận thức của họ thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nói chung, pháp luật về BT,HT&TĐC nói riêng. Việc tuyên truyền không chỉ
giúp người dân nâng cao hiểu biết pháp luật mà còn tạo điều kiện để họ nhận thức được đúng mục đích, ý nghĩa và hiệu quả to lớn về nhiều mặt của việc thu hồi đất để đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội vì mục đích chung. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi và đẩy nhanh quá trình thực hiện thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư đúng tiến độ; đồng thời sẽ góp phần làm giảm đáng kể các khiếu nại, tố cáo về BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất không đúng pháp luật.
3.3.6.2. Đẩy mạnh việc công khai hố, minh bạch hố q trình tổ chức thực hiện cơng tác BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
Để bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của các bên có liên quan, ngăn ngừa hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong việc thực hiện BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc công khai, minh bạch các bước, các công đoạn khi tổ chức thực hiện BT,HT&TĐC cho người bị thu hồi đất, từ công khai thông báo thu hồi đất; thời gian, kế hoạch, di chuyển; phương án BT,HT&TĐC .v.v. Công tác BT,HT&TĐC càng được công khai, minh bạch sẽ càng giảm sự nghi ngờ trong nhân dân về sự công tâm của cán bộ thực thi. Trong một số trường hợp, sự thiếu công khai, minh bạch là nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, bớt xén, để ngoài sổ sách tiền bồi thường của một bộ phận cán bộ thực thi như việc bớt xén và đòi ăn chia tiền hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của một số cán bộ thuế quận Đống Đa tại dự án xây dựng cầu vượt Ngã Tư Sở trên địa bàn TP Hà Nội mà Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra ngày 16/12/2005 đã nêu.
Để khắc phục những bất cập tiêu cực này, cần xây dựng cơ chế tạo điều kiện hơn nữa cho các cơ quan báo chí, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân tham gia việc phát hiện những hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật về BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Xác lập các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm nguyên tắc cơng khai, minh bạch trong q trình thi hành pháp luật về BT,HT&TĐC.
đất, BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
Trình tự, thủ tục thu hồi đất và BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất đã được quy định rõ ràng tại LĐĐ 2003, các Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP, 197/2004/NĐ-CP, 84/2007/NĐ-CP. Trên thực tế, ở một số nơi, cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất và Tổ chức thực hiện nhiệm vụ BT,GPMB chưa thực hiện đúng các quy định về trình tự, thủ tục khi thu hồi đất và BT,HT&TĐC. Nhiều trường hợp, người bị thu hồi đất không nhận được quyết định thu hồi đất mà chỉ có thơng báo về việc thu hồi đất; khơng được biết và đóng góp ý kiến khi cơng khai phương án BT,HT&TĐC của cơ quan có thẩm quyền; khơng thực hiện việc xây dựng trước khu tái định cư trước khi tổ chức thực hiện công tác BT,HT&TĐC; thực hiện việc thu hồi đất khi chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc không thực hiện thông báo trước cho người bị thu hồi đất biết theo thời gian quy định .v.v. [14, tr.19]. Điều này không chỉ gây thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của người SDĐ mà cịn là nguyên nhân phát sinh nhiều khiếu nại, tranh chấp phức tạp, kéo dài; ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định chính trị - xã hội ở các địa phương; làm xói mịn lịng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Để khắc phục tồn tại này, cần xác lập cơ chế bảo đảm việc tuân thủ đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất và BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất bằng một số biện pháp sau:
- Thường xuyên tổ chức việc tập huấn để cập nhật các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất và BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất cho đội ngũ cán bộ làm công tác này;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; vận hành có hiệu quả cơ chế giám sát việc thực thi pháp luật về BT,HT&TĐC của HĐND các cấp;
pháp luật đất đai nói chung và quy định về trình tự, thủ tục BT,HT&TĐC nói riêng của các cơ quan và cán bộ, công chức Nhà nước; tiếp nhận và xử lý kịp thời các phát hiện, tố cáo của nhân dân về các hành vi vi phạm pháp luật trong khi thực hiện cơng tác BT,HT&TĐC; xử lý nghiêm minh những người có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục BT,HT&TĐC.
3.3.6.4. Giải quyết nhanh chóng, kịp thời, dứt điểm, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo xung quanh việc BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
Đất đai và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất luôn luôn là vấn đề phức tạp và nhậy cảm. Kể từ khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đất đai được trả lại giá trị vốn có, được xác định là một loại hàng hoá, người dân ngày càng ý thức được giá trị của đất đai thì số lượng và tính chất phức tạp của các vụ việc khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong đó, các khiếu nại về BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất luôn chiếm một tỷ lệ cao; bởi lẽ, đây là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích kinh tế của người SDĐ.
Thực tế đã chứng minh, trong đợt kiểm tra tình hình thực hiện LĐĐ 2003 của các tỉnh, thành trên cả nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập, 13 đoàn kiểm tra của Bộ đã nhận được tổng số 17.480 đơn, thì trong đó có tới 12.348 đơn (chiếm 70,64%) là khiếu nại về BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất [14, tr.14]. Điều này cho thấy rằng, khiếu kiện về BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất có tính chất phức tạp, gay gắt và nóng bỏng.
Rất nhiều trường hợp, người bị thu hồi đất không đồng ý với phương án BT,HT&TĐC của cơ quan có thẩm quyền và khiếu nại vượt cấp; thậm chí các hộ bị thu hồi đất đã tập hợp kéo đến trước cửa trụ sở của các cơ Trung ương để khiếu kiện tập thể. Các khiếu kiện này, nếu không được giải quyết kịp thời, dứt điểm sẽ gây ra những hậu quả rất phức tạp trên cả phương diện kinh tế, chính trị và xã hội.
quyền, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, phải quan tâm giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng pháp luật các khiếu nại về đất đai nói chung và BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng, khơng để vụ việc phát triển thành các “điểm nóng” gây mất ổn định tình hình chính trị - xã hội ở địa phương. Đồng thời, quan tâm giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực BT,HT&TĐC cũng chính là góp phần quan trong vào việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ đất đai, đẩy nhanh tiến độ quá trình thu hồi đất, GPMB.
KẾT LUẬN
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề thời sự nóng bỏng đang nhận được sự quan tâm của tồn xã hội; có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân và ảnh hưởng đến trật tự, ổn định xã hội.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác này, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, xây dựng, bổ sung và hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, do vấn đề này động chạm trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của người bị thu hồi đất và của nhà đầu tư, cộng với sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; nên bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vẫn là một vấn đề nóng bỏng, phức tạp, phát sinh tranh chấp, khiếu kiện đông người và là nhân tố gây mất ổn định trật tự, an tồn xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến mơi trường đầu tư ở nước ta. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về mảng pháp luật này là rất cần thiết cả về lý luận, thực tiễn và có giá trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Qua 3 chương, luận văn đã trình bầy những vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến việc BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất bằng việc làm rõ cơ sở lý luận, khái niệm và chỉ ra những đặc điểm của bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất so với các chế định bồi thường trong các lĩnh vực pháp luật khác; đánh giá quá trình phát triển của mảng pháp luật này qua các giai đoạn và nghiên cứu những kinh nghiệm của Trung Quốc, quốc gia có nhiều điểm tương đồng về pháp luật đất đai, chế độ sở hữu với Việt Nam. Đây là những tham khảo có giá trị trong q trình sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của nước ta.
Một trong những nội dung quan trọng của luận văn là phân tích, đánh giá pháp luật hiện hành về bồi thường, hỗ trợ về đất đai và tài sản; vấn đề tái định cư cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất, đặt trong mối quan hệ tổng thể, so sánh với các quy định trước đây và qua thực tiễn áp dụng tại TP Hà Nội. Trên cơ sở đó, luận văn đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, tồn tại, vướng mắc trong thực thi mảng pháp luật này trên địa bàn TP Hà Nội; luận văn đã kiến giải sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; những định hướng cơ bản cho việc hoàn thiện mảng
pháp luật này. Hơn nữa, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp cơ bản về hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; những giải pháp này bao gồm:
- Xác định đúng và giải quyết hài hồ lợi ích giữa Nhà nước, người SDĐ và người hưởng lợi từ việc thu hồi đất trong BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất;
- QH,KHSDĐ vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng, phát triển kinh tế phải đặt trong tổng thể chiến lược chính sách quản lý và SDĐ nhất quán, đồng bộ;
- Sửa đổi hệ thống pháp luật về thuế có liên quan đến đất đai phù hợp với hệ thống tài chính đất đai để đảm bảo hệ thống thuế đóng vai trị là cơng cụ điều tiết kinh tế đối với sử dụng đất;
- Các quy định của pháp luật về BT,HT&TĐC trong thời gian tới cần tạo hành lang cho việc áp dụng một cách linh hoạt, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong giai đoạn "giao thoa" giữa các quy định của LĐĐ cũ và mới;
- Một số kiến nghị về sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành của pháp luật về BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất;
- Kiến nghị về cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật về BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất./.