người SDĐ và người hưởng lợi từ việc thu hồi đất trong BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất động chạm trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và người được hưởng lợi từ việc thu hồi đất (là các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất). Hiện nay, việc giải quyết hài hồ lợi ích của các chủ thể này trong thực tế là hết sức khó khăn,
phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần xem xét các nội dung sau:
Thứ nhất, thực tế cho thấy, các tranh chấp, khiếu nại xung quanh việc
BT,HT&TĐC dường như chưa có một giải pháp hữu hiệu để giải quyết dứt điểm. Để tìm ra một giải pháp có hiệu quả có thể giải quyết vấn đề này, cần phải phân tích và xác định được mối quan hệ về lợi ích của các bên trong việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.
Khi Nhà nước thu hồi đất, người có đất bị thu hồi sẽ bị thiệt hại về đất, tài sản, thiệt hại do ngừng việc, thiệt hại do không ổn định cuộc sống .v.v. Khi thực hiện bồi thường thiệt hại, quy định của pháp luật mới chỉ chú trọng đến việc bồi thường giá trị thiệt hại về đất, thiệt hại về tài sản trên đất và bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở. Việc đào tạo chuyển đổi nghề, giải quyết công ăn, việc làm, ổn định và khôi phục đời sống cho người bị thu hồi đất, mặc dù pháp luật đã có quy định, nhưng trên thực tế, ở nhiều nơi, các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chưa tốt hoặc thực hiện một cách qua loa, hình thức, thiếu trách nhiệm nên người bị thu hồi đất, đặc biệt là nông dân không thấy được lợi ích mà cộng đồng, trong đó có họ, được hưởng lợi từ việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác. Từ việc chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích chung mang lại cho cộng đồng, người nông dân thường rất lo lắng về công ăn, việc làm, mưu sinh cuộc sống khi mà khơng cịn đất nơng nghiệp, tư liệu sản xuất chính của họ. Giá bồi thường về đất nơng nghiệp thì vẫn cịn q thấp so với giá cả của các mặt hàng khác trên thị trường. Với số tiền được bồi thường, người bị mất đất nông nghiệp thường không đủ để tạo lập được một nguồn thu nhập mới để ni sống bản thân và gia đình.
Bên cạnh đó, ngoại trừ các dự án phục vụ mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng, tại một số dự án, nhà đầu tư đã thu được lợi ích rất lớn từ việc thu hồi đất nông nghiệp. Chẳng hạn đối với việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị mới, người nông dân chỉ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp rất thấp, chỉ vài chục nghìn đồng/1m2;
trong khi đó, doanh nghiệp chỉ cần đầu tư một lượng vốn không quá nhiều để san lấp, xây dựng hạ tầng sau đó phân lơ, bán nền với giá hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng/1m2. Chính điều này đã gây tâm lý so sánh, bất bình và khơng đồng thuận với việc thu hồi đất, bất kể với mục gì.
Thứ hai, đối với người được hưởng lợi từ việc thu hồi đất bao gồm các
nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, những người SDĐ này được hưởng những lợi ích nhiều, ít khác nhau từ việc thu hồi đất mang lại. Đổi lại là sự đóng góp của họ cho Nhà nước, cho xã hội thơng qua sự góp phần phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và trên cả nước. Tuy nhiên, pháp luật cũng cần có những chế tài hữu hiệu hơn nữa để buộc những đối tượng này phải thực hiện các cam kết về việc thu hút con em của nông dân bị mất đất vào làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của họ tại địa phương; coi đó như là hành động thiết thực “đền đáp” về sự hy sinh đất nông nghiệp cho các nhà đầu tư làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh.
Thứ ba, đối với Nhà nước, việc thu hồi đất giúp cho Nhà nước có đủ
quỹ đất cần thiết để sử dụng vào các mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng, phát triển kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Về lợi ích kinh tế trực tiếp, Nhà nước đóng vai trị trung gian để điều tiết lợi ích của các chủ thể trong xã hội có liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, GPMB; nếu thực hiện tốt chính sách điều tiết, việc thu hồi đất sẽ mang lại một nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước.
Khi Nhà nước thu hồi đất, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi đất được Nhà nước bồi thường thiệt hại về đất; việc bồi thường này là Nhà nước đã thực hiện chức năng quản lý và chăm lo mọi mặt của đời sống xã hội. Nhà nước thực hiện bồi thường cho người SDĐ đã được Nhà nước giao đất mà không thu tiền SDĐ. Bên cạnh rất nhiều các hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất thì cũng có một số hộ gia đình khác lại được hưởng
lợi trực tiếp từ việc thu hồi đất này. Đối với số hộ gia đình này, Nhà nước cần phải nhanh chóng áp dụng các chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất đai mà khơng phải do chính người SDĐ đầu tư vào ngân sách để đảm bảo sự cơng bằng về lợi ích kinh tế giữa các hộ gia đình, cá nhân SDĐ với nhau.