KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 50)

1. Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, thể hiện chính sách nhân đạo của pháp luật nhà nước ta. Trước yêu cầu của cải cách tư pháp, cải cách hành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa cùng với thực tiễn việc áp dụng án treo đang ngày càng được mở rộng trong q trình đấu tranh phịng, chống tội phạm đặt ra yêu cầu bảo đảm hiệu lực thi hành án treo.

2. Trách nhiệm chính trong giám sát, giáo dục người bị kết án treo là cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương và gia đình người được hưởng án treo. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu lực thi hành án treo, cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ, hồn chỉnh, thống nhất, phù hợp và khả thi cùng với một bộ máy các cơ quan chuyên môn, quản lý nhà nước được tổ chức thống nhất, hoạt động phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan chặt chẽ, có hiệu quả với một cơ chế cụ thể; đội ngũ cán bộ, những người trực tiếp được giao nhiệm vụ giám sát, theo dõi người bị kết án có năng lực và trách nhiệm cao, hoạt động của các cơ quan tư pháp hiệu quả, đúng pháp luật. Bên cạnh đó cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động thi hành án treo cũng như có đủ các cơ chế hỗ trợ như giải quyết khiếu nại- tố cáo, sự tham gia, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội …

3. Trên nền tảng lý luận về án treo, thi hành án treo cũng như bảo đảm thi hành án treo, cùng với sự tham khảo quy định của pháp luật một số quốc gia về thi hành án treo, ở chương tiếp theo, tác giả vận dụng vào thực tiễn để đánh giá thực trạng việc bảo đảm thi hành pháp luật về án treo ở tỉnh Vĩnh Phúc, qua đó rút ra những ưu điểm và thiếu sót tồn tại cũng như nguyên nhân. Nội dung việc liên hệ đánh giá thực tiễn sẽ được trình bày trong chương tiếp theo của luận văn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w