Ngành Tòa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 78 - 80)

Tòa án là cơ quan xét xử, ban hành ra các bản án, quyết định về án treo, đồng thời là cơ quan ra quyết định thi hành án. Theo số liệu kiểm sát, từ năm 2003 đến năm 2008, Tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh Vĩnh Phúc đã xét xử tổng số 6.068 bị cáo, trong đó xét xử tun hình phạt tù cho hưởng án treo, đã ra quyết định thi hành, giao cho các cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục 2.405 bị cáo.

Ở mỗi Tòa án, việc theo dõi thi hành án thường được giao cho 1 cán bộ chuyên trách (ở cấp tỉnh) hoặc kiêm nhiệm (thường là Thư ký Tịa án), những người này đều có trình độ chuyên môn về pháp luật. Do vậy, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, các quyết định thi hành án treo đã được Tòa án hai cấp ban hành đúng thủ tục, trình tự của pháp luật. Đa số các quyết định thi hành án treo đều được giao cùng với sổ theo dõi thi hành án cho những người được hưởng án treo.

Mặc dù vậy, thực tế hoạt động của Tịa án trong cơng tác này vẫn cịn có một số tồn tại diễn ra, đó là:

Thứ nhất, Tịa án chưa làm hết trách nhiệm trong việc theo dõi tiếp nhận thi hành án

Theo khoản 7 Điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, các cơ quan thi hành án hình sự phải báo cho Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án về việc bản án hoặc quyết định đã được thi hành; nếu chưa thi hành được thì phải

nêu rõ lý do. Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu như chưa cơ cơ quan, tổ chức thi hành án treo nào thực hiện nội dung này, nhưng Tịa án cả hai cấp khơng có phản ánh, kiến nghị gì để khắc phục. Chính vì vậy, rất nhiều đơn vị khơng lập hồ sơ quản lý, giám sát người bị kết án vì khơng nhận được quyết định thi hành án và trích lục bản án của Tòa án. Số liệu kiểm sát đối với các cơ quan, tổ chức thi hành án treo so với số liệu ra quyết định thi hành án của Tòa án hai cấp từ năm 2000 đến năm 2006 thì có đến 977 người bị kết án treo, ngành Tòa án đã ra quyết định thi hành án nhưng cơ quan, tổ chức không quản lý, giám sát. Rõ ràng để xảy ra tồn tại này có trách nhiệm của cơ quan Tịa án trong việc theo dõi, đơn đốc việc thực hiện quyết định đã ban hành. Có một thực tế lâu nay là, sau khi Tòa án ra quyết định thi hành án, gửi kèm theo quyết định đến cơ quan thi hành là Tịa án xong trách nhiệm, khơng có thêm một hoạt động gì về việc thi hành quyết định này.

Thứ hai, cịn có quyết định thi hành án ban hành chậm, thời hạn, nội dung quyết định thi hành án ghi không đúng

Qua công tác kiểm sát về thi hành án treo đối với Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn xác định còn nhiều quyết định thi hành án của Tòa án ban hành chậm hoặc ghi sai căn cứ pháp luật, ghi sai thời gian thử thách. Cụ thể: Viện kiểm sát nhân dân huyện Tam Đảo ban hành kháng nghị Tòa án nhân dân huyện do áp dụng sai căn cứ pháp luật để ra quyết định thi hành án, chuyển quyết định và trích lục án chậm [42, tr.3]; Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Lạc ban hành 3 kiến nghị Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc do ghi không đủ nội dung 14 quyết định thi hành án treo về thời gian thử thách, 7 quyết định thi hành án áp dụng sai căn cứ pháp luật, ra 31 quyết định thi hành án treo chậm so với thời hạn quy định [43, tr.5].

Thứ ba, cịn có tồn tại trong việc gửi quyết định thi hành án và trích lục bản án đến cơ quan thi hành án, cấp sổ theo dõi thi hành án

Theo kết quả kiểm sát từ năm 2003 đến năm 2008, xác định cịn có nhiều Tịa án nhân dân cấp huyện khơng gửi hoặc gửi chậm quyết định thi hành án, trích lục bản án, khơng cấp sổ theo dõi thi hành án treo. Cụ thể là:

Có ba Tịa án nhân dân huyện cịn để xảy ra tình trạng khơng gửi quyết định thi hành án kèm theo trích lục bản án cho cơ quan giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, đó là: huyện Bình Xun, huyện Tam Dương, huyện Tam Đảo, Thành phố Vĩnh Yên. Hai đơn vị gửi quyết định thi hành án và trích lục bản án đến Ủy ban nhân dân xã chậm, là: Tòa án nhân dân huyện Tam Đảo, Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Lạc.

Hai viện kiểm sát huyện phát hiện Tịa án nhân dân huyện khơng cấp sổ theo dõi thi hành án treo cho người bị kết án, là: Tòa án nhân dân huyện Mê Linh, Tòa án nhân dân huyện Tam Đảo.

Những tồn tại của Tịa án như nêu trên đã có ảnh hưởng đến cơng tác thi hành án treo, bởi vì quyết định của Tịa án là điều kiện tiền đề cho hoạt động giám sát, giáo dục; những tồn tại của Tòa án, việc khơng nâng cao trách nhiệm của Tịa án đã góp phần làm cho tình trạng tăng số người đang phải chịu thời gian thử thách mà không chịu sự quản lý, theo dõi của cơ quan và người có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w