Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong công tác thi hành án treo ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 99)

thi hành án treo ở tỉnh Vĩnh Phúc

Những hạn chế, thiếu sót, tồn tại trong cơng tác theo dõi, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong thời gian thử thách tại tỉnh Vĩnh Phúc như nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, tập trung ở những nguyên nhân cơ bản sau:

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do nhiều quy định về cơng tác thi hành án treo cịn bất cập.

Để cụ thể hóa các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự về thi hành án treo, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2000/NĐ- CP quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, tạo cơ sở cho các hoạt động giám sát, giáo dục người bị kết án treo. Song ngay từ khi ban hành, văn bản này đã bộc lộ nhiều thiếu sót, khơng quy định về quản lý nhà nước, trách nhiệm thực hiện của các cơ quan chuyên mơn thuộc Chính phủ cũng như Ủy ban nhân dân các cấp, khơng có chế tài đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm; thậm chí có nội dung xung đột với Luật (như đã phân tích ở nội dung thực trạng pháp luật về thi hành án treo). Từ khi ban hành cho đến nay, những thiếu sót của Nghị định khơng được sửa đổi, bổ sung, cũng khơng có hướng dẫn nào được ban hành; mà lẽ ra, trước yêu cầu của cải cách tư pháp thì việc quy định về thi hành án treo đã phải được Luật hóa. Nhiều nội dung thiếu sót hoặc Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự quy định chưa đầy đủ, hệ thống như: Trách nhiệm của Tòa án nhân dân về

thời hạn gửi các quyết định thi hành án và trích lục bản án, trách nhiệm sau khi ban hành quyết định thi hành án… chưa được sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn; quy định về việc Tòa án giao người bị kết án cho cơ quan, tổ chức là như thế nào (giao trực tiếp hay tuyên bố trong bản án như hiện nay vẫn thực hiện) hay cơ quan thi hành án có trách nhiệm báo cho Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án thì báo như thế nào, bằng văn bản, bằng miệng hay hình thức nào, thời hạn ra sao… chưa được quy định, hướng dẫn, giải thích cụ thể.

Thứ hai, tổ chức bộ máy, đội ngũ những người làm công tác thi hành án treo chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Trước hết là những người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Như chương I của Luận văn, tác giả đã phân tích, thi hành án treo là quá trình đấu tranh tư tưởng mang bản chất của cuộc đấu tranh giai cấp, là quá trình giáo dục, thuyết phục, răn đe; đối tượng của công tác này lại là những người có những hành vi, nhận thức lệch lạc, gây nguy hiểm cho xã hội. Do vậy, nó địi hỏi người trực tiếp giám sát, giáo dục phải có những tố chất tối thiểu về pháp luật, về tâm lý, về lẽ phải cũng như khả năng thuyết phục, giáo dục. Trong khi thực tế hiện nay, việc giám sát, giáo dục được giao cho lực lượng Cơng an viên, mặc dù có ít nhiều hiểu biết về pháp luật nhưng cịn ở mức độ rất hạn chế; những người này không được đào tạo về pháp luật, kỹ năng và phương pháp thi hành án treo; đối với các tổ chức thì khả năng hiểu biết pháp luật, giáo dục, thuyết phục lại rất khác nhau. Bên cạnh đó, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thi hành án- chủ yếu là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lại thực hiện nhiệm vụ theo nhiệm kỳ. Hoạt động của những người này đều kiêm nhiệm, đồng thời thực hiện nhiều công việc tại địa phương; ngay trong công tác thi hành án treo cũng yêu cầu thực hiện nhiều công việc, từ quản lý, giám sát đến theo dõi, giáo dục. Chưa có hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, thống kê, theo dõi số liệu, tình hình thi hành án treo.

Trong lịch sử thi hành án hình sự nước ta đã có thời kỳ được giao cho Biện lý (theo Thông tư số 24-BK ngày 26/4/1949 về thi hành án hình và án hộ), Cơ quan Cơng an (theo Luật tổ chức Tòa án năm 1960); Ở Cộng hòa Pháp, việc thi hành án treo do Thẩm phán chấp hành án thực hiện. Mặc dù ở mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ việc phân công trách nhiệm không giống nhau, song việc phân công như vậy cho thấy công việc giám sát, giáo dục, theo dõi người được hưởng án treo cũng cần đến những người có trình độ, năng lực về pháp luật cũng như một vài yếu tố khác. Điều đó cũng lý giải tại sao công tác thi hành án treo từ khi giao cho cơ quan, tổ chức (mà chủ yếu là Ủy ban nhân dân cấp xã) mà khơng có sự quan tâm đào tạo và tạo ra các điều kiện cũng như cơ chế phối hợp khác, đã dẫn đến những yếu kém trong công tác này.

Về các cơ quan liên quan.

Tịa án nhân dân: Cơng việc ra quyết định thi hành án thuộc thẩm quyền của Chánh án, việc theo dõi, tham mưu do cán bộ kiêm nhiệm giúp việc mà khơng có cán bộ chun trách ở cấp huyện;

Viện kiểm sát nhân dân: Trong công tác kiểm sát thi hành án, đều do Kiểm sát viên thực hiện, tuy nhiên hiện nay đều thực hiện cơng việc có tính kiêm nhiệm; bên cạnh kiểm sát thi hành án treo, Viện kiểm sát còn thực hiện nhiều công việc kiểm sát hoạt động tư pháp khác; biên chế cán bộ của Viện kiểm sát các huyện cũng như Phòng kiểm sát thi hành án của Viện kiểm sát tỉnh cũng chưa đủ số lượng tối thiểu.

Thứ ba, phương pháp tác động trong công tác thi hành án treo hiện nay còn chủ yếu là giáo dục, thuyết phục, chưa tương xứng với bản chất của hoạt động thi hành án treo

Trong thi hành án treo, ngoài chế tài là nếu người phạm tội trong thời gian thử thách thì họ bị buộc phải chấp hành hình phạt tù đã cho hưởng án treo (tức là không được hưởng án treo nữa) thì khi người bị kết án khơng thực

hiện nghĩa vụ (mà bản chất là khơng chấp hành bản án, quyết định của Tịa án- có dấu hiệu của tội phạm hình sự) lại khơng phải chịu trách nhiệm hay biện pháp cưỡng chế gì, ngoại trừ việc họ khơng được hưởng quyền lợi giảm thời gian thử thách. Như vậy, vơ hình chung đã làm giảm hiệu lực phán quyết của Tòa án, gây ra sự mất công bằng trong công tác thi hành án treo. Nhất là trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay, khi mà mọi người đều có nhu cầu tận dụng thời gian để làm việc, mưu cầu cuộc sống, thì việc đánh đổi được giảm thời gian thử thách để mất mỗi tháng một ngày, một buổi báo cáo với người giám sát, giáo dục sẽ có nhiều người thực hiện- nhất là với những người khơng có nguy cơ phạm tội mới. Có thể nói, chính việc quy định thiếu biện pháp, phương pháp chế tài, cưỡng chế trong thi hành án treo cũng là một kẽ hở trong xử lý tội phạm; tạo ra tâm lý nhờn luật hình sự, nhất là đối với những tội phạm ít nghiêm trọng.

Thứ tư, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cũng như chính sách đãi ngộ với cán bộ làm công tác thi hành án chưa thỏa đáng

Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 chỉ rõ: “Nhà nước bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động tư pháp phù hợp với đặc thù của tong cơ quan tư pháp và khả năng của đất nước”[4, tr.8].

Như trên đã phân tích, việc giám sát, giáo dục người bị kết án đang ngày càng nhiều, yêu cầu của cải cách tư pháp ngày càng chặt chẽ, trong đó cơng tác thi hành án treo cần nhiều phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác quản lý, sổ sách, lập hồ sơ, trụ sở cũng như lưu trữ. Những yêu cầu về vật chất này đối với các cơ quan thi hành án cũng như các cơ quan hữu quan hiện nay là chưa đáp ứng được; Ủy ban nhân dân cấp xã thì cơ sở vật chất, trụ sở, kinh phí, phương tiện cho hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu đang cịn khó khăn; các cơ quan hữu quan như Viện kiểm sát, Tịa án … cịn nhiều khó khăn về trụ sở, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động chung; kinh phí tập huấn,

hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án treo khơng có nguồn thường xun. Bên cạnh đó, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với những người trực tiếp giám sát, giáo dục cũng như các Kiểm sát viên chưa có. Do vậy, chưa khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ quan, người có liên quan trong hoạt động thi hành án treo.

Ngoài ra, vấn đề tâm lý xã hội cũng là một trong những tác động

không nhỏ đến hiệu quả công tác thi hành án treo. Nhất là tâm lý xã hội nước ta nói chung, ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cịn mang nặng ảnh hưởng của tư duy phong kiến, mặc cảm đối với những người phạm tội, nhất là những hành vi phạm tội do cố ý, hành vi phạm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác; bên cạnh đó lại có tư tưởng coi nhẹ, đơi khi ủng hộ cho một số hành vi tai tệ nạn (như cờ bạc, xâm phạm trật tự cơng cộng..). Nhiều nơi thì sự xa lánh, mặc cảm của cộng đồng, xã hội thể hiện rất rõ, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác giáo dục, giúp đỡ, nhất là việc tạo việc làm cho người bị kết án gặp rất nhiều khó khăn.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nhận thức pháp luật của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục và nhân dân còn nhiều hạn chế

Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ là văn bản pháp lý có ý nghĩa quan trọng đối với công tác giám sát, giáo dục người thi hành án treo nhưng việc phổ biến, triển khai cịn hạn chế. Qua kiểm sát thì đến năm 2006, vẫn có những cán bộ tư pháp, Trưởng, Phó cơng an xã và thủ trưởng cơ quan, tổ chức thi hành án khơng nắm được văn bản này. Cịn có biểu hiện, tư tưởng khốn trắng cho chính quyền địa phương của tồ án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án, cũng như khốn trắng cho người được phân cơng trực tiếp theo dõi, giám sát, giáo dục đối tượng của chính quyền cấp xã. Hầu hết các Ủy ban nhân dân cấp xã, hiện vẫn đang đồng nhất việc phân công đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân xã quản lý về công tác

này với việc phân công người trực tiếp theo dõi, giám sát, giáo dục đối tượng bị kết án. Vì vậy, tỷ lệ số Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện được điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 60, 61/CP về việc ra quyết định phân công người theo dõi, giám sát, giáo dục đối tượng bị kết án đạt thấp. Ngay cả khi ngành Kiểm sát đã ban hành văn bản kiến nghị, kháng nghị yêu cầu các Ủy ban nhân dân xã sửa chữa, khắc phục vi phạm này nhưng vi phạm không những không được khắc phục mà số xã có vi phạm cịn tăng thêm 26 xã ở lần kiểm sát thứ hai (thực hiện năm 2006) so với lần kiểm sát thứ nhất (thực hiện năm 2003). Thêm vào đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã hầu như cịn thiếu sự đơn đốc, kiểm tra, chỉ đạo cán bộ hoặc lực lượng được phân công trong việc giám sát, quản lý, giáo dục đối tượng bị kết án; chưa giải thích cho người được phân cơng hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật. Do vậy, người được phân cơng hầu như chỉ quan tâm đến khía cạnh “theo

dõi, giám sát” người bị kết án có hoặc vắng mặt tại địa phương, có vi phạm

hay khơng vi phạm mà chưa quan tâm đến việc nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của họ, động viên, giúp đỡ người bị kết án hoà nhập với cộng đồng xã hội.

Kết quả khảo sát tại các Ủy ban nhân dân cấp xã cho thấy, mặc dù hầu hết các xã, phường, thị trấn đều phân công cho lực lượng Công an xã quản lý hồ sơ người bị kết án, phân công cho Công an viên trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án. Tuy nhiên, ngành Cơng an chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn để Cơng an cấp xã quản lý hồ sơ theo quy định của pháp luật, chưa nắm bắt được chất lượng công tác này; chưa kịp thời chỉ đạo để bảo đảm không đồng nhất giữa việc thực hiện nghiệp vụ quản lý đối tượng của ngành Công an với việc trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án theo quy định của pháp luật.

Tồ án nhân dân chưa có biện pháp tích cực phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giao nhận hồ sơ thi hành án, trong theo dõi việc thi hành

án; chưa có biện pháp hữu hiệu buộc đối tượng tự ý bỏ đi khỏi địa phương phải chấp hành, bảo đảm tính nghiêm minh của bản án.

Các cơ quan, tổ chức hữu quan, nhất là các tổ chức, nơi mà người được hưởng án treo là thành viên cũng như khu dân cư nơi người được hưởng án treo cư trú chưa nắm được quy định của pháp luật về thi hành án treo, chính vì vậy, việc tham gia của họ trong cơng tác này chưa có.

Nhận thức của gia đình và bản thân người bị kết án về án treo chưa đầy đủ và đúng đắn. Ở họ, còn phổ biến tư tưởng cho rằng, việc được hưởng án treo cũng đồng nghĩa với việc họ khơng phải chịu hình phạt. Từ đó dẫn đến thái độ thời ơ, coi thường việc thực hiện các nghĩa vụ.

Thứ hai, ở một số địa phương, cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, chính quyền địa phương, tổ chức thi hành án chưa quan tâm đúng mức đến cơng tác này; thậm chí một số cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục thiếu trách nhiệm

Thực trạng về cơng tác thi hành án treo thấy, vai trị lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác này cịn hạn chế. Chưa có Nghị quyết chun đề nào về cơng tác này được ban hành, chưa có cuộc giám sát chuyên đề về thi hành án treo được thực hiện. Nhiều Ủy ban nhân dân cấp xã khơng thực hiện trách nhiệm của mình hoặc có thực hiện nhưng qua loa, đại khái, chiếu lệ, thậm chí thiếu trách nhiệm. Điều này được thể hiện: Các nội dung tồn tại chủ yếu thuộc về trách nhiệm của chính quyền địa phương cơ sở và những người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; Hàng năm, các kết luận, kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát ban hành đều được gửi tới cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân ở địa phương nhưng có nhiều địa phương khơng sửa chữa vi phạm, thậm chí lần kiểm tra sau thì vi phạm nhiều hơn.

Một số cơ quan hữu quan như: Tòa án, các tổ chức xã hội chưa thực sự trách nhiệm trong công tác này. Nhiều đơn vị cho rằng, luật không quy

định rõ ràng về trách nhiệm nên không thực hiện, nhiều đơn vị cho rằng chỉ là phối hợp nên thụ động.

Trong điều kiện mở cửa, hội nhập, nhiều Ủy ban nhân dân các cấp mới chỉ tập trung phát triển kinh tế và các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác; chính vì vậy, cơng tác thi hành án treo chưa được quan tâm thỏa đáng.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về án treo và thi hành án treo còn những hạn chế nhất định

Đây là một trong những yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển ý thức pháp luật, từ đó tạo ra các hành vi thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, trong nhiều năm nay cơng tác này cịn hạn chế, nhiều thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người trực tiếp giám sát, giáo dục, người bị kết án không nắm được Nghị định 61. Mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức hội nghị tập huấn nhưng mới chỉ dừng lại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Công an và cán bộ tư

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w