Sự tham gia của gia đình người được hưởng án treo và các tổ chức hữu quan khác

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 83)

tổ chức hữu quan khác

Khoản 2, 3 Điều 2 Nghị định số 61/2000/NĐ- CP của Chính phủ xác định rõ gia đình người được hưởng án treo có trách nhiệm giáo dục, giúp đỡ người đó sửa lỗi lầm, khơng vi phạm pháp luật; đồng thời, gia đình cùng với các cơ quan, tổ chức hữu quan và cộng đồng dân cư nơi người được hưởng án treo cư trú có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục trong việc giáo dục, giúp đỡ người đó trong thời gian thử thách. Tuy nhiên trong những năm qua, trách nhiệm phối hợp của gia đình, các cơ quan, tổ chức hữu quan, khu dân cư mờ nhạt. Qua khảo sát thấy, hầu hết các tổ chức đồn thể vẫn cho rằng, đây là cơng việc của Ủy ban nhân dân cấp xã và người trực tiếp giám sát, giáo dục; thậm chí, nhiều nơi cịn khơng biết đó là trách nhiệm của cơ quan nào. Vì vậy, các cơ quan, tổ chức hữu quan chưa chủ động gặp gỡ hoặc phối hợp với chủ thể thi hành án treo và gia đình người bị kết án gặp gỡ, trao đổi nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giáo dục động viên người bị kết án treo là thành viên của tổ chức mình. Về phía gia đình thì nhìn chung khi có thân nhân phạm tội, mọi người đều lo lắng, tuy nhiên việc thực hiện trách nhiệm phối hợp thì ít có gia đình nào hiểu biết được quy định này để thực hiện một cách chủ động. Để xảy ra tình trạng này, bên cạnh lý do các cơ quan, tổ chức hữu quan chưa chủ động tìm hiểu, thực hiện trách nhiệm của mình, cịn có lý do cơng tác tun truyền về Nghị định 61 còn nhiều hạn chế, chưa đến được với họ. Nếu phát huy được sự tham gia của các chủ thể này thì sẽ tạo ra được một cơ chế theo dõi, giám sát chặt chẽ, triệt để hơn, đồng thời cũng sử dụng được nhiều hơn sức mạnh tổng hợp của xã hội trong việc giáo dục, giúp đỡ người được hưởng án treo.

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w