Tiêu chí về giáo dục, cải tạo người bị kết án treo

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 30)

Giáo dục, cải tạo người bị kết án treo là các hoạt động nhằm tác động có hệ thống đến tinh thần, thể chất của người được hưởng án treo làm cho họ thay đổi về nhận thức pháp luật cũng như ý thức xã hội, trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội.

Đây là tiêu chí quan trọng, dễ nhận biết nhất về bảo đảm hiệu lực thi hành án treo. Vì mục tiêu hàng đầu của cơng tác thi hành án hình sự nói chung, của thi hành án treo nói riêng là nhằm giáo dục, cải tạo người đã bị kết án trở thành cơng dân có ích cho xã hội. Thông qua nhiều hoạt động thực hiện các nghĩa vụ, động viên giáo dục của người được phân công giám sát, sự giúp đỡ của gia đình, cộng đồng nơi người bị kết án cư trú, làm việc để giúp họ nhận thức được lỗi lầm do hành vi phạm tội đã gây ra, từ đó có những điều chỉnh trong nhận thức hành vi để không những hành vi lệch chuẩn.

Tỉ lệ số người bị kết án treo tái phạm tội trong thời gian thử thách cho thấy tồn bộ q trình giám sát, giáo dục họ có tác dụng hay khơng; Như thế, có thể đánh giá mục tiêu của thi hành án treo đạt được như thế nào.

Tiêu chí này được đánh giá qua các nội dung:

- Người bị kết án khơng tái phạm, khơng có hành vi vi phạm pháp luật trong suốt thời gian thi hành án;

- Nhận thức của người được hưởng án treo về hành vi phạm tội họ đã gây ra, nhận thức của họ về pháp luật nói chung, về trách nhiệm với xã hội (mức độ ăn năn hối cải);

- Mức độ thực hiện các nghĩa vụ của người được hưởng án treo trong suốt thời gian thi hành án, trong việc sửa chữa lỗi lầm; trong cuộc sống hàng ngày.

- Khả năng cung cấp các yếu tố để giúp cho người bị kết án có thể được hưởng các quyền, có cơ hội lao động, tự rèn luyện, cải tạo bản thân.

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w