Đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tác động, giáo dục, cải tạo người được hưởng án treo

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 116 - 118)

tạo người được hưởng án treo

Mặc dù án treo là chế định mang tính nhân đạo và khoan hồng trong chính sách hình sự của Nhà nước ta, tuy nhiên với tư cách là một chế định hình sự- nó vẫn ln là sự thể hiện quyền lực Nhà nước. Thi hành án treo cũng chính là sự thể hiện quyền lực Nhà nước đối với người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, đi ngược lại lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của cộng đồng. Bản chất sâu xa của hoạt động thi hành án nói chung, trong đó có hoạt động thi hành án treo là cuộc đấu tranh giai cấp.

Để công tác thi hành án được thực hiện đúng pháp luật, cần đến sự phối hợp của nhiều biện pháp tác động để giáo dục, cải tạo người được hưởng án treo, trong đó có các biện pháp tác động cơ bản là: quyền lực (cưỡng chế), giáo dục thuyết phục và phương pháp hành chính.

Hoạt động thi hành án diễn ra chủ yếu ở việc thực hiện nghĩa vụ của người bị kết án, nó bao gồm một loạt các hành vi phải thực hiện theo một trình tự, thủ tục nhất định; hoạt động đó chịu sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền, sự giúp đỡ của cộng đồng và gia đình người bị kết án. Tuy nhiên, hiện pháp luật mới chỉ quy định chủ yếu các biện pháp tác động mang tính giáo dục, thuyết phục. Chính vì vậy, dưới góc độ thực hiện nghĩa vụ của người bị kết án, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người được hưởng án treo khơng thực hiện nghĩa vụ của mình, khơng chịu sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm là do pháp luật về thi hành án treo thiếu đi tính cưỡng chế.

Để bảo đảm thi hành án treo, cần nghiên cứu bổ sung, tăng cường các biện pháp mang tính cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ đối với người phải chấp hành án. Cụ thể là:

- Cần nghiên cứu áp chế tài đối với trường hợp người được hưởng án treo khơng thực hiện nghĩa vụ trong qúa trình giám sát, giáo dục. Chẳng hạn, nếu người được hưởng án treo khơng có mặt theo u cầu của người trực tiếp giám sát, có thể bị chịu cưỡng chế bằng biện pháp áp giải; nếu vi phạm đi ra khỏi nơi cư trú thì bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Nếu đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế mà vẫn vi phạm, có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế nặng hơn như bắt, tạm giữ, tạm giam, xử lý bằng biện pháp kéo dài thời gian thử thách hoặc xử lý hình sự về hành vi không chấp hành bản án và bị hủy án treo kèm theo hậu quả pháp lý cụ thể.

- Các biện pháp cưỡng chế này cũng cần có quy định trình tự, thủ tục và căn cứ áp dụng một cách chặt chẽ và cần quy định trong tố tụng; đồng thời, quy định rõ cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp này phù hợp với các quy định của pháp luật.

Việc quy định các biện pháp chế tài, cưỡng chế có thể nghiên cứu quy định trong Bộ luật hình sự của nước Cộng hịa nhân dân Trung hoa và quy

định trong Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hịa Pháp. Có thể nói, xét về mặt quy định của pháp luật, hai quốc gia này đã tạo ra một cơ chế bảo đảm tương đối chặt chẽ cho việc thi hành án treo, bên cạnh quy định các biện pháp cưỡng chế đối với những hành vi vi phạm, Bộ luật tố tụng hình sự của nước cộng hịa Pháp đã quy định rất rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ về căn cứ, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế, xử lý người bị kết án có hành vi vi phạm cũng như hậu quả pháp lý mà họ phải gánh chịu.

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w