Tiêu chí về sự hoàn thiện và thực hiện các quy định của pháp luật về thi hành án treo

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 32)

pháp luật về thi hành án treo

Hoàn thiện quy định pháp luật về thi hành án treo là xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung hệ thống quy phạm pháp luật hồn chỉnh, thống nhất về cơng tác thi hành án treo; tạo ra một công cụ sắc bén của Nhà nước trong quản lý, giáo dục, cải tạo người phạm tội cũng như trong công cuộc đấu tranh

chống tội phạm. Bởi vì, pháp luật là hành lang pháp lý có tính tiền đề để có thể tiến hành tất cả các hoạt động trong công tác thi hành án treo, pháp luật vừa là yếu tố sinh ra thi hành án treo cũng đồng thời là yếu tố quan trọng bảo đảm thi hành án treo trên thực tế.

Pháp luật về thi hành án treo hiện hành cịn tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, chưa đồng bộ. Ngoài một số quy định về cơ quan thi hành án và quyết định thi hành án trong Bộ luật tố tụng hình sự, thì chủ yếu các quy định về thi hành án treo được quy định trong Nghị định số 61/2000/NĐ- CP của Chính phủ hướng dẫn về thi hành án treo; ngay trong Nghị định này đã có nhiều vấn đề chưa được rõ như: Trong Nghị định không quy định trường hợp người bị kết án chết thì cơ quan, tổ chức giám sát xử lý như thế nào, không quy định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thi hành án với cơ quan tư pháp cũng như chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước, hoặc khơng có quy định trong trường hợp người bị kết án cố tình khơng chấp hành các nghĩa vụ (thực chất là khơng chấp hành án) thì cũng khơng có biện pháp cưỡng chế, bắt buộc nào...; các văn bản về thi hành án treo cũng không quy định đầy đủ, chi tiết về cán bộ thi hành án treo, tiêu chuẩn và yêu cầu đối với người trực tiếp giám sát, giáo dục, hệ thống (các cấp) cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án treo.... Trước yêu cầu cải cách tư pháp cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật để xây dựng Nhà nước pháp quyền thì việc quy định đầy đủ, chặt chẽ các vấn đề về thi hành án treo cũng như cơ chế cho hoạt động thi hành án treo nói riêng, thi hành án hình sự nói chung là vơ cùng cần thiết. Các quy định của pháp luật về thi hành án treo phải bảo đảm tính khách quan, tính tồn diện, tính có hệ thống và tính khả thi cao.

Bên cạnh hệ thống pháp luật dần được hồn chỉnh thì vấn đề thực hiện pháp luật về thi hành án treo như thế nào cho thật sự có hiệu quả cũng rất quan trọng; giữa xây dựng và thực hiện pháp luật về thi hành án treo có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó: xây dựng pháp luật là nền

tảng, là cơ sở, là yếu tố bảo đảm để tiến hành các hoạt động thực hiện pháp luật.

Thực hiện pháp luật về thi hành án treo là hành vi hợp pháp của các chủ thể thực hiện trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người bị kết án được lao động, học tập tại cộng đồng để chứng tỏ sự hối cải , hoàn lương của họ; bảo đảm cho các bản án, quyết định của Tòa án về án treo được thi hành trên thực tế. Thực hiện pháp luật về thi hành án treo đòi hỏi phải được bảo đảm trên cả bốn hình thức của nó là: Tn thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w