Tăng cường quản lý nhà nước về thi hành án treo

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 109 - 111)

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc thi hành án treo được giao cho cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người được hưởng án treo, nếu người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; Đơn vị quân đội từ cấp đại đội hoặc tương đương trở lên, nếu người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; Doanh nghiệp, hợp tác xã, nếu người được hưởng án treo là người lao động làm công ăn lương; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được hưởng án treo cư trú, nếu người được hưởng án treo không thuộc đối tượng do các cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý.

Quy định này cho thấy, cơ quan thi hành án treo khơng cố định, nó phụ thuộc vào nơi cơng tác, làm việc, cư trú của người được hưởng án treo. Quy định này nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú, làm việc. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ nhiều tồn tại, đó là: Một số cơ quan có trách nhiệm này hầu như khơng có kiến thức chun mơn về thi hành án treo, cũng khơng có kinh nghiệm về giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; thực tế hiện nay, đa số việc giám sát, giáo dục là do chính

quyền địa phương, tuy nhiên, Ủy ban nhân dân cấp xã cũng có rất nhiều cơng việc khác, năng lực trình độ cịn nhiều hạn chế. Do vậy, nếu cứ tiếp tục quy định như vậy sẽ khó có thể bảo đảm hiệu lực thi hành án treo.

Cần nghiên cứu xây dựng tổ chức, bộ máy cơ quan thi hành án treo theo hướng:

- Tổ chức cơ quan thi hành án tập trung, thống nhất: Tiếp tục khẳng

định vai trị quan trọng chính của ủy ban nhân dân cấp cơ sở, cơ quan, tổ chức và đơn vị quân đội trong công tác thi hành án treo. Tuy nhiên, cần xác định rõ các cơ quan, tổ chức này chỉ giữ vai trò là cơ quan theo dõi, giáo dục. Cần quy định cơ quan giám sát riêng, tập trung thống nhất, cơ quan này đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thi hành án treo. Có thể nghiên cứu giao nhiệm vụ giám sát cho cơ quan công an cấp huyện (cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp), bởi các lý do sau:

Thứ nhất, giao cho cơ quan Công an là phù hợp với xu hướng xác

định cơ quan thi hành án hình sự tập trung thống nhất;

Thứ hai, cơ quan Cơng an có tổ chức chặt chẽ sẵn từ trung ương đến

địa phương, cán bộ đã được đào tạo cơ bản;

Thứ ba, cơ quan Cơng an có đủ điều kiện để thực hiện giám sát, yêu

cầu người được hưởng án treo thực hiện nghĩa vụ thường xuyên, liên tục đồng thời làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan; Theo đó, cơ quan cơng an sẽ phân cơng cho mỗi cán bộ giám sát nhiều người được hưởng án treo, từ đó cán bộ được phân cơng sẽ phối hợp với cơ quan, tổ chức tiến hành giám sát, theo dõi, giáo dục; cán bộ công an sẽ trực tiếp hướng dẫn người được phân công theo dõi, giáo dục ở tổ chức thực hiện nhiệm vụ; đồng thời cán bộ Công an trực tiếp xây dựng hồ sơ theo dõi thi hành án treo;

Thứ tư, cơ quan Công an tập trung quản lý hồ sơ, sổ sách về thi hành

Thứ năm, phân công cho cơ quan Công an sẽ không gặp khó khăn cho

cơng tác tập huấn, đào tạo, dồi dưỡng. Vì số lượng người giám sát- là những người chịu trách nhiệm chính trong cơng tác lập hồ sơ, triển khai các hoạt động thi hành án treo không nhiều nên tổ chức tập huấn dễ dàng. Cán bộ giám sát ít biến động, đây sẽ là lực lượng trực tiếp hướng dẫn cho những người trực tiếp theo dõi, giáo dục người bị kết án.

- Phân biệt rõ người có trách nhiệm giám sát và người trực tiếp theo dõi, giáo dục:

Theo đó, người có trách nhiệm giám sát sẽ là cán bộ của cơ quan công an; người trực tiếp theo dõi, giáo dục là công an viên ở cấp xã nơi người bị kết án cư trú và cán bộ cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc cơng tác. Người giám sát có trách nhiệm chính trong việc lập hồ sơ, phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và người trực tiếp theo dõi, giáo dục, gia đình người được hưởng án treo để tiến hành các hoạt động thi hành án.

Để nghiên cứu, xây dựng quy định rõ giữa cơ quan, người giám sát và cơ quan phối hợp trong theo dõi, giáo dục người phải chấp hành án theo mơ hình này, chúng ta có thể nghiên cứu kinh nghiệm của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nước cộng hòa Pháp và một số quốc gia khác.

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w