Thực trạng pháp luật về thi hành án treo

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 55 - 58)

Trong luật hình sự nước ta hiện nay (năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009), án treo được quy định tại Điều 60. Theo đó, điều luật quy định về điều kiện được hưởng án treo, căn cứ cho hưởng án treo, thời gian thử thách của án treo và trách nhiệm giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, điều kiện thử thách và hậu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện thử thách. Luật hình sự cũng có các quy định liên quan trực tiếp đến án treo, đó là quy định về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (Điều 46, 48 Bộ luật hình sự năm 1999)- đây là nội dung thuộc về điều kiện được hưởng án treo. Ngoài quy định của Bộ luật hình sự, để hướng dẫn quy định của Bộ luật hình sự về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng như căn cứ được hưởng án treo, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 04/8/2001, Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007.

Về thi hành án treo, bên cạnh các quy định của Điều 60 Bộ luật hình sự, Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Trình tự, thủ tục chính về thi hành án treo được quy định trong chương XI – thi hành bản án và quyết định của Tòa án (các Điều 255, 256, 257), Điều 264, 268, 269 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nghị định số 61/2000/NĐ- CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, Nghị quyết số 02/2007/NQ- HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao Hướng dẫn thi

hành một số quy định trong phần thứ năm “Thi hành bản án và quyết định của Tòa án’’ của Bộ luật tố tụng hình sự.

Ngồi ra, trong q trình áp dụng về án treo cũng như thi hành án treo, có các quy định viện dẫn khác của Luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và một số văn bản hướng dẫn thi hành khác.

Có thể nói, Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng, ban hành nhiều quy định, tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho việc áp dụng chế định án treo cũng như thi hành án treo trong thực tiễn, nhất là từ năm 2000 cho đến nay.

Mặc dù vậy, thực tế cho thấy các quy định hiện hành còn một số bất cập, hạn chế, đó là:

Thứ nhất, các quy định cịn manh mún. Điều này chúng ta có thể thấy

rất rõ, quy định về án treo có Bộ luật hình sự, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán; thi hành án treo được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán, Nghị định của Chính phủ... cho thấy sự manh mún, Từ đó dẫn đến việc áp dụng gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, nhiều quy định cịn mang tính tùy nghi, chưa cụ thể, rõ ràng,

một vài quy định còn mâu thuẫn, xung đột nhau.

Trước hết là quy định về nhân thân người phạm tội để áp dụng án treo, theo Bộ luật hình sự cũng như hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thì chỉ cho người bị xử phạt tù được hưởng án treo khi họ “có nhân thân tốt được chứng minh là ngồi lần phạm tội này họ ln chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của cơng dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng” [17, tr.5]; mặc dù hướng dẫn khá chi tiết, tuy nhiên trên thực tế vẫn là chưa đầy đủ, bởi vì nếu người phạm tội đã từng phạm tội nhưng đã được xóa án tích thì có coi là nhân thân tốt hay không; đánh giá như thế nào là chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân, và để đánh giá được triệt để các nội dung này thì việc xác minh là vấn đề

rất quan trọng. Trên thực tế thì quy định này cũng chưa thật sự triệt để ở chỗ, có những người chấp hành chính sách chưa tốt (nhưng chỉ giới hạn ở chính sách) song hành vi phạm tội của họ lại thuộc trường hợp không cần thiết bắt phải chấp hành hình phạt tù thì như vậy, nếu khơng cho họ được hưởng án treo thì vơ hình chung chúng ta đã bắt một người phải chấp hành hình phạt tù một cách khơng cần thiết.

Quy định về cách tính thời gian thử thách trong các quy định hiện hành chưa thống nhất, xung đột nhau. Bộ luật hình sự, tố tụng hình sự khơng quy định cụ thể về cách tính thời gian thử thách của án treo nhưng theo quy định tại tiết 6.5 mục 6 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án đầu tiên cho hưởng án treo, đây là quy định hợp lý; tuy nhiên tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 61/2000/NĐ- CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành án và trích lục bản án. Như vậy, giữa Nghị định của Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán có xung đột, đây là vấn đề cần được tháo gỡ.

Điều 60 Bộ luật hình sự quy định, trong thời gian thử thách, Tịa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Quy định nội dung giao còn nhiều cách hiểu khác nhau, việc giao này chỉ là trên văn bản, thể hiện trách nhiệm của cơ quan giám sát, giáo dục hay trách nhiệm của Tòa án phải giao trực tiếp người được hưởng án treo cho cơ quan giám sát, giáo dục. Vấn đề này chưa được giải thích, quy định, hướng dẫn.

Thứ ba, nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn thi hành án treo chưa

được đề cập đến trong luật.

Hiện nay, ngoài quy định nếu người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ bị buộc chấp hành hình phạt của bản án đã tuyên (tức là khơng được hưởng án treo nữa) thì khơng có quy định mang tính cưỡng chế, chế tài nào đối với người được hưởng án treo nhưng không thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách hoặc vi phạm pháp luật, chính sách trong thời gian thử thách. Có thể nói, quy định hiện hành khơng có sự phân biệt giữa người chấp hành tốt nghĩa vụ với người không chấp hành nghĩa vụ, trong khi đó hành vi khơng chấp hành nghĩa vụ trong thời gian thử thách là hành vi không chấp hành bản án.

Ngồi ra, pháp luật hiện hành cũng khơng quy định trách nhiệm của các chủ thể thi hành án treo khi khơng thực hiện trách nhiệm của mình. Bộ luật tố tụng hình sự, Nghị định của Chính phủ cũng khơng quy định về cơ quan quản lý Nhà nước về thi hành án treo, không quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, các cơ quan hữu quan trong thi hành án treo, nhất là trách nhiệm của Tịa án. Nghị định của Chính phủ cũng khơng quy định về thủ tục trong một số trường hợp đặc biệt như: người được hưởng án treo chết, mất tích hoặc bỏ đi khơng rõ địa chỉ... trong thời gian thử thách.

Đây là những vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu để sớm bổ sung, hoàn thiện theo hướng ngày càng đồng bộ, thống nhất, luật hóa.

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w