Đánh giá chung về bảo đảm hiệu lực thi hành án treo tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 85 - 87)

quan đến các hoạt động giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đều được các cơ quan trích ra từ kinh phí hoạt động; Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và nhiều huyện đã chi kinh phí cho tổ chức tập huấn, hội nghị chuyên đề. Tuy nhiên, việc hỗ trợ, bồi dưỡng cho những người trực tiếp giám sát, giáo dục khơng có; phương tiện, dụng cụ phục vụ cho cơng tác quản lý, lập hồ sơ cũng như q trình giám sát, giáo dục khơng có khoản, mục riêng.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM HIỆU LỰC THIHÀNH ÁN TREO Ở TỈNH VĨNH PHÚC; NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG KẾT HÀNH ÁN TREO Ở TỈNH VĨNH PHÚC; NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ HIỆU LỰC THI HÀNH ÁN TREO Ở TỈNH VĨNH PHÚC

2.3.1. Đánh giá chung về bảo đảm hiệu lực thi hành án treo tỉnhVĩnh Phúc Vĩnh Phúc

Thực hiện các quy định của pháp luật về thi hành án treo, trong những năm qua, các cơ quan và người có trách nhiệm trong cơng tác giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, các cơ quan có trách nhiệm trong việc thi hành pháp luật cũng như một số cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý, giám sát, giáo dục người bị phạt tù cho hưởng án treo, trong công tác giám sát việc thi hành pháp luật. Do vậy, công tác triển khai thực hiện các quy định về thi hành án treo cũng như các biện pháp bảo đảm thi hành án treo đã được triển khai thực hiện. Công tác thi hành án treo đã được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, chỉ đạo; Nhiều Huyện ủy quan tâm lãnh, chỉ đạo ủy ban nhân dân huyện; Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã lãnh, chỉ đạo Viện kiểm sát hai cấp

nỗ lực trong công tác kiểm sát, tác động bằng nhiều biện pháp khác nhau đến các cơ quan có trách nhiệm, các cơ quan hữu quan, góp phần tạo ra sự chuyển biến trong công tác này; Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy ban nhân dân một số huyện, thành, thị đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong cơng tác này, nhiều đơn vị đã tổ chức các hội nghị, triển khai các biện pháp để nâng cao chất lượng giám sát, giáo dục người bị kết án treo; các cơ quan, tổ chức trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án đã triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm, quyền của cơ quan mình; Tòa án nhân dân đã quan tâm đến việc ra, gửi quyết định và trích lục bản án đến cơ quan thi hành án; Nhiều người được hưởng án treo có ý thức thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thử thách. Kết quả đó đã giáo dục, cải tạo những người bị kết án treo, góp phần vào việc giữ vững trật tự, an toàn xã hội, phần nào thực hiện hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án về án treo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thi hành án treo ở tỉnh Vĩnh Phúc còn bộc lộ nhiều tồn tại, thiếu sót. Bên cạnh các quy định của pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ; hoạt động của nhiều cơ quan- nhất là các cơ quan, tổ chức thi hành án treo chưa bảo đảm, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của họ; nhiều người được hưởng án treo chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, nhiều trường hợp cố tình khơng chấp hành; một số cơ quan, tổ chức hữu quan cịn coi nhẹ, khơng quan tâm đến công tác phối hợp trong giám sát, giáo dục người bị kết án treo. Từ đó dẫn đến, pháp luật về thi hành án treo chưa được chấp hành triệt để và thống nhất; nhiều người bị kết án chấp hành nghiêm túc các quy định và thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thi hành án nhưng không được bảo đảm quyền lợi, nhiều đối tượng cố tình khơng chấp hành nghĩa vụ nhưng không bị cảnh cáo, nhắc nhở,

kiểm điểm. Những tồn tại, thiếu sót đó cho thấy hiệu lực thi hành các bản án, quyết định về án treo chưa được bảo đảm.

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w