Hồn thiện pháp luật về thi hành án treo

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 107 - 109)

Hiện nay, pháp luật về thi hành án treo được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, Nghị định số 61 ngày 30/10/2000 của Chính phủ, và 1 số nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối Cao. Các quy định hiện hành còn thể hiện sự manh mún, nhiều quy định còn thiếu thống nhất. Do vậy, cần sớm xây dựng, ban hành Bộ luật thi hành án hình sự. Bên cạnh đó, cũng cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thi hành án treo.

Bộ luật tố tụng hình sự:

Pháp luật hiện hành quy định thời gian thử thách tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo; tuy nhiên quy định này lại thể hiện hiệu lực giám sát, giáo dục trước khi bản án có liệu lực pháp luật. Do vậy, nội dung

này cần được nghiên cứu, đánh giá để thống nhất. Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng hình sự cần bổ sung quy định khi xét xử cho hưởng án treo, Tòa án phải ra quyết định giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức cụ thể theo dõi, giám sát trong thời gian chờ bản án có hiệu lực pháp luật;

Cần bổ sung quy định về thời gian ra quyết định thi hành án đối với trường hợp nhận ủy thác thi hành án. Hiện tại khoản 1 Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 mới chỉ quy định thời gian ra quyết định ủy thác thi hành án, nhưng lại không quy định khoảng thời gian ra quyết định thi hành án đối với cơ quan nhận ủy thác. Do vậy, cần bổ sung quy định thời hạn giống như thời hạn ra quyết định thi hành án đối với cơ quan đã xét xử (7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi hành án), quy định như vậy vừa chặt chẽ, vừa tránh tình trạng ra quyết định thi hành án chậm; Đồng thời, cần quy định rõ thời gian Tòa án phải giao quyết định thi hành án kèm theo trích lục bản án cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục;

Về trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong việc theo dõi, phối hợp thi hành bản án, quyết định thi hành án: Bộ luật tố tụng hình sự mới chỉ quy định về trách nhiệm của Tòa án trong việc ra quyết định thi hành án, gửi quyết định thi hành án kèm theo trích lục bản án cho cơ quan, tổ chức giám sát người được hưởng án treo mà không quy định trách nhiệm Tòa án trong theo dõi thi hành bản án. Do vậy, cần bổ sung quy định về trách nhiệm của Tòa án trong việc theo dõi thi hành bản án về án treo; bên cạnh đó quy định trách nhiệm phối hợp của Tòa án với các cơ quan liên quan trong công tác này.

Về quy định về thi hành án treo

Cần nghiên cứu để xác định cơ quan có trách nhiệm giám sát, cơ quan có trách nhiệm theo dõi, giáo dục người được hưởng án treo cũng như các cơ quan phối hợp; quy định bổ sung về biện pháp cưỡng chế, chế tài nhằm bảo đảm thi hành được nghĩa vụ của người được hưởng án treo, cũng như trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn; quy định rõ cơ quan quản lý nhà nước về

thi hành án treo; trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn; trách nhiệm của các cơ quan kiểm sát, các tổ chức xã hội và sự phối hợp giữa các cơ quan này. Luật về thi hành án treo cũng cần nghiên cứu việc quy định thủ tục đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc hỗn thi hành án trong những trường hợp nhất định. Bởi vì, trong thời gian thử thách, người bị kết án không bị tước quyền đi lại hoặc vì lý do đặc biệt phải xuất cảnh và được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc vì lý do gì đó mà khơng thể chấp hành nghĩa vụ trong một thời gian nhất định (bị ốm phải điều trị dài ngày, đi công tác…) hoặc trường hợp người được hưởng án treo chết thì cần phải có thủ tục nhất định bảo đảm thể hiện được tồn bộ q trình giám sát, giáo dục người bị kết án.

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w