Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án treo ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 63)

treo ở tỉnh Vĩnh Phúc

Theo khoản 2 Điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: “Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ theo dõi, giáo dục, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ” [58, tr.263].

Tại cơ quan thực hiện nhiệm vụ thi hành án treo, có người được phân cơng trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Cơ quan và người thi hành án treo có những trách nhiệm và quyền sau:

Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có trách nhiệm và quyền:

- Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; - Tạo điều kiện để người được hưởng án treo tham gia vào hoạt động chung của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục nơi người đó làm việc hoặc cư trú;

- Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan khác và gia đình người được hưởng án treo trong việc giáo dục, cảm hoá, giúp họ sửa chữa lỗi lầm.

- Yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình; có biện pháp ngăn ngừa, uốn nắn kịp thời khi người được hưởng án treo có biểu hiện tiêu cực và thơng báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết;

- Kịp thời biểu dương khi người được hưởng án treo có nhiều tiến bộ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoặc lập công;

- Cho phép người được hưởng án treo được vắng mặt ở nơi cư trú; - Tự mình hoặc theo đề nghị của người được hưởng án treo đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án quân sự khu vực nơi người được hưởng án treo đang chịu thử thách xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách, khi người đó chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ;

- Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách cho người được hưởng án treo theo mẫu thống nhất kèm theo Nghị định này;

- Nhận xét bằng văn bản và ghi vào sổ theo dõi người được hưởng án treo về q trình thử thách của người đó khi người đó chuyển đi nơi khác.

- Đối với người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phịng, người lao động làm cơng ăn lương, người đang học

tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo chịu thử thách tại cơ quan, tổ chức, đơn vị qn đội, cơ sở giáo dục, đào tạo, thì ngồi những trách nhiệm và quyền được quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo đó cịn có trách nhiệm phối hợp với ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được hưởng án treo cư trú.

- Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục không được đặt thêm nghĩa vụ và hạn chế khác đối với người được hưởng án treo ngoài những nghĩa vụ quy định tại Điều 4 Nghị định này và những hạn chế đã ghi rõ trong bản án của Toà án [8, tr.4-5].

Người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có trách nhiệm và quyền :

- Chủ động gặp gỡ để động viên, giúp đỡ người đó chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, tích cực thực hiện các nghĩa vụ cơng dân trong thời gian thử thách;

- Ba tháng một lần báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành án treo của người được hưởng án treo, trừ trường hợp đột xuất hoặc cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu;

- Khi người được hưởng án treo đã đủ điều kiện xét giảm thời gian thử thách theo quy định tại khoản 4 Điều 60 của Bộ luật hình sự, thì báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục để đề nghị Tòa án xét giảm thời gian thử thách; trong trường hợp người đó đã chấp hành xong thời gian thử thách thì đề nghị Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách cho người đó;

- Đề xuất các biện pháp phối hợp cụ thể với gia đình người được hưởng án treo, với các tổ chức nơi người được hưởng án treo chịu thử thách trong việc giám sát, giáo dục người đó;

- Phối hợp với cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi người được hưởng án treo cư trú trong việc giám sát, giáo dục người đó;

- Hàng tháng ghi nhận xét về tình hình tu dưỡng, rèn luyện của người được hưởng án treo vào sổ theo dõi;

- Lập hồ sơ theo dõi việc chấp hành án treo của người được hưởng án treo [8, tr.6].

Trong Bộ luật tố tụng hình sự cũng như Nghị định số 61 ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo chỉ xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, mà khơng có quy định cụ thể ai là người sẽ được giao nhiệm vụ trực tiếp theo dõi, giám sát, giáo dục người bị kết án treo.

Thực tế tại Vĩnh Phúc, từ sau khi có Nghị định số 61 của Chính phủ năm 2000 đến năm 2006, việc thi hành án treo vẫn chủ yếu do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, có rất ít cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng này. Tính đến ngày 30/5/2006, tồn tỉnh có 119/ 150 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có người đang thi hành án treo; đến cuối năm 2008 (khơng tính địa bàn huyện Mê Linh) có 128/ 138 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và 06 cơ quan, tổ chức có người đang thi hành án treo. Tùy vào từng Ủy ban nhân dân cấp xã, việc quản lý người được hưởng án treo được giao cho cán bộ tư pháp hoặc Trưởng Công an xã, việc trực tiếp theo dõi, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có thể là Cơng an viên, có thể là Trưởng khu. Như vậy, khơng có cán bộ chuyên trách theo dõi, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Việc phân công ở mỗi địa phương khác nhau như vậy dẫn đến chất lượng ở mỗi nơi cũng khác nhau, kết quả đó khơng chỉ phụ thuộc vào sự quan tâm của lãnh đạo cơ quan, chính quyền, nó cịn phụ thuộc vào người giám sát, giáo dục, sự kiểm tra, theo

dõi thường xuyên của của lãnh đạo cơ quan hoặc người chịu trách nhiệm giúp việc cho địa phương.

Từ năm 2007, sau khi Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục có kiến nghị đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc một số biện pháp chấn chỉnh vi phạm, tồn tại trong công tác theo dõi, giám sát, giáo dục người bị kết án phạt tù được hưởng án treo. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp thu kiến nghị của Viện kiểm sát, ban hành công văn nhắc nhở đối với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; đồng thời Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cũng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển giao việc quản lý, theo dõi, giáo dục người bị kết án treo cho Công an xã, phường, thị trấn thống nhất quản lý.

Đối với một số cơ quan, tổ chức, do hiếm khi có người được hưởng án treo làm việc nên hầu như các đơn vị này, khi có người được hưởng án treo thì khơng nắm được quy định của pháp luật về thi hành án treo nên hầu như khơng có thủ tục phân cơng người giám sát, giáo dục.

Về cơ quan quản lý nhà nước: Từ khi Nghị định số 61 năm 2000 được ban hành cho đến nay vẫn chưa có quy định về cơ quan quản lý Nhà nước về thi hành án treo, cũng khơng có quy định pháp luật về cơ quan chuyên môn giúp việc cho Ủy ban nhân dân các cấp để quản lý, theo dõi cơng tác này. Chính vì vậy mà cho đến nay, khó có thể có được số liệu chính xác về cơng tác này, nhất là việc theo dõi số người phạm tội mới trong thời gian thử thách, hoặc đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm cũng như quyền của từng cơ quan và người trực tiếp theo dõi, giám sát, giáo dục người bị kết án treo.

Như vậy, cho đến nay, ở tỉnh Vĩnh Phúc, Công an xã là bộ phận dược giao nhiệm vụ quản lý, theo dõi người được hưởng án treo, Công an viên là những người trực tiếp được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong thời gian thử thách. Việc giao cho cơ quan Công an cấp

xã quản lý, theo dõi người thi hành án treo là sự phân cơng phù hợp và có hiệu quả ở chính quyền địa phương cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay, bởi vì Cơng an viên có ở tất cả các khu dân cư, thôn làng, bản ấp (ở nông thôn), Công an phường cũng là lực lượng nắm rõ từng địa bàn; việc quản lý các đối tượng hình sự là trách nhiệm mà lâu nay Cơng an xã vẫn thực hiện. Tuy nhiên, để công tác giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có hiệu quả hơn cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về án treo, bên cạnh đó cần tăng cường cơng tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, những người trực tiếp được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục ngườ được hưởng án treo.

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w