Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm của những người được giao nhiệm vụ trực tiếp theo dõi, giám sát, giáo dục người được

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 75 - 78)

được giao nhiệm vụ trực tiếp theo dõi, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo

Công tác thi hành án treo thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức nơi người được hưởng án treo cư trú, làm việc, học tập hoặc cơng tác. Tuy nhiên, tồn bộ các hoạt động, tác động giữa các cơ quan, tổ chức và người bị kết án lại được thực hiện chủ yếu qua người trực tiếp giám sát, giáo dục. Như thế, người được giao nhiệm vụ trực tiếp theo dõi, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có vai trị rất quan trọng. Chính vì vậy, trong Nghị định số 61/2000/NĐ-CP năm 2000 của Chính phủ quy định riêng 1 điều về trách nhiệm và quyền của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Theo đó, người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có 7 nội dung về trách nhiệm và quyền quy định tại Điều 9 và 1 nội dung trách nhiệm được viện dẫn tại khoản 2 Điều 10 (trách nhiệm giao hồ sơ đã thi hành án xong cho cơ quan, tổ chức hoặc bộ phận có thẩm quyền để quản lý).

Thực tế ở Vĩnh Phúc trong thời gian từ 2003 đến 2008 cho thấy, mặc dù những người trực tiếp giám sát, giáo dục thường không được đào tạo chuyên môn cao, và hầu như chưa được đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng giám sát, giáo dục người bị kết án. Nhưng khi được giao nhiệm vụ, nhiều người đã cố gắng, kết quả thực hiện nhiệm vụ của họ được thể hiện qua kết quả công việc của cơ quan, tổ chức giám sát như đã nêu ở mục trên. Nhìn chung, nhiều người đã thực hiện được trách nhiệm gặp gỡ, động viên người được hưởng án treo; đã thực hiện được việc báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát; ghi nhận xét vào sổ theo dõi người được hưởng án treo và lập hồ sơ theo dõi người được hưởng án treo. Tuy nhiên, việc thực

hiện trách nhiệm của họ cũng bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Khơng có người trực tiếp giám sát nào thực hiện được đầy đủ các trách nhiệm, quyền của mình, thể hiện:

Việc thực hiện trách nhiệm gặp gỡ, động viên, giúp đỡ cũng như phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo chưa được thực hiện tích cực

Qua cơng tác kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thành, thị ở Vĩnh Phúc từ năm 2003 đến 2008 cho thấy, một trong những nội dung phổ biến nhất trong việc thực hiện trách nhiệm của người được hưởng án treo là họ khơng viết báo cáo hoặc nếu có viết thì cũng khơng đầy đủ hàng tháng theo quy định. Số người có viết báo cáo chỉ chiếm khoảng 1/ 2 tổng số người đang giám sát. Tồn tại này có ở tất cả các đơn vị, tổ chức. Mặc dù năm nào Viện kiểm sát kiểm tra cũng kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu về nội dung này song việc chấn chỉnh, sửa chữa không đáng kể. Hồ sơ theo dõi những người được hưởng án treo cho thấy, hầu như khơng có sự tác động, phối hợp nào của người giám sát, giáo dục với công an, tổ dân phố, trưởng thôn, làng, bản ấp trong việc tác động đến người được hưởng án treo.

Việc thực hiện trách nhiệm báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục chưa nghiêm túc

Kết quả kiểm sát của Viện kiểm sát cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc từ 2003 đến 2008 thì chỉ có khoảng 1/ 2 số người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án đã có báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành án treo của người được hưởng án treo lưu trong hồ sơ thi hành án treo. Nhưng trong số những trường hợp đã viết báo cáo thì khơng có trường hợp nào viết đầy đủ, nghiêm túc ba tháng một lần. Như vậy, có đến 1/ 2 số người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo không thực hiện trách nhiệm này.

Việc thực hiện trách nhiệm báo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục đề nghị Tòa án xét giảm thời gian thử thách hầu như chưa được thực hiện

Nội dung này trùng với nội dung tồn tại của cơ quan, tổ chức đã được nêu ở phần trên. Từ năm 2003 đến năm 2008 có tổng số 625 người có đủ điều kiện để được đề nghị Tịa án xét rút ngắn thời gian thử thách nhưng những người trực tiếp giám sát, giáo dục không báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục để đề nghị Tòa án xét rút ngắn thời gian thử thách cho người bị kết án. Từ đó đã khơng động viên, khuyến khích được sự tích cực của những người được hưởng án treo trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện của họ.

Hàng tháng ghi nhận xét về tình hình tu dưỡng, rèn luyện của người được hưởng án treo vào sổ theo dõi

Cũng giống như việc yêu cầu người được hưởng án treo báo cáo, việc viết báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức; việc ghi nhận xét của người trực tiếp giám sát đã được thực hiện, tuy nhiên việc thực hiện cũng chỉ được khoảng 2/5 tổng số người giám sát và việc ghi cũng khơng có trường hợp nào bảo đảm đủ hàng tháng. Bên cạnh đó, việc thu lại sổ theo dõi người được hưởng án treo sau khi họ đã chấp hành xong thời gian thử thách được thực hiện hầu như không đáng kể.

Công tác lập hồ sơ theo dõi chấp hành án treo cũng như giao nộp hồ sơ chưa được thực hiện nghiêm túc.

Kết quả kiểm sát cho thấy, từ năm 2003 đến 2006, có 14 đơn vị Ủy ban nhân dân cấp xã mà những người trực tiếp giám sát, giáo dục không lập hồ sơ theo dõi người bị kết án; rất nhiều Ủy ban nhân dân cấp xã đã lập hồ sơ nhưng còn nhiều lúng túng, hồ sơ hầu như mới chỉ có quyết định thi hành án, trích lục bản án và quyết định phân cơng người giám sát, giáo dục; một số đơn vị đã lập hồ sơ nhưng khơng có đơn vị nào lập đầy đủ các tài liệu, thể

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w