Việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan thi hành án treo

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 75)

Theo quy định hiện hành, việc thi hành án treo thuộc trách nhiệm của Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc [58, tr.263]. Cụ thể, là:

- Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người được hưởng án treo, nếu người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo;

- Đơn vị quân đội từ cấp đại đội hoặc tương đương trở lên, nếu người được hưởng án treo là quân nhân, cơng nhân quốc phịng;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, nếu người được hưởng án treo là người lao động làm công ăn lương;

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được hưởng án treo cư trú, nếu người được hưởng án treo không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Các cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có trách nhiệm và quyền hạn được quy định tại Điều 7 Nghị định số 61/2000/NĐ-

CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ; bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức này còn phải thực hiện một số trách nhiệm khác theo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Nghị định số 61 đó là: Phải báo cho Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án về việc bản án hoặc quyết định đã được thi hành; nếu chưa thi hành được thì phải nêu rõ lý do [58, tr.264]; phải tổ chức cuộc họp để người được hưởng án treo kiểm điểm [8, tr.5]; thơng báo cho Tịa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo hồ sơ của người được hưởng án treo trong trường hợp người được hưởng án treo chuyển đi nơi khác [8, tr.7].

Trong những năm qua, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thi hành án treo trên địa bản tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cố gắng thực hiện trách nhiệm của mình, cơng tác giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong thời gian thử thách đã được triển khai thực hiện ở tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Trong quá trình thực hiện, đa số các đơn vị đã tổ chức tiếp nhận quyết định thi hành án và trích lục bản án, từ năm 2000 đến 2003 có 52/ 108 xã có người được hưởng án treo ra quyết định phân công cho người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; từ năm 2003 đến 2006 có 41/ 119 đơn vị, tổ chức có người được hưởng án treo ra quyết phân cơng người trực tiếp giám sát, giáo dục; từ năm 2006 đến 2009 có 76/ 128 cơ quan, tổ chức có người được hưởng án treo đã ra quyết định phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Nhiều đơn vị đã làm tốt việc lập hồ sơ và tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo như: giai đoạn 2003- 2006 có xã Định Trung của thành phố Vĩnh Yên, xã Liên Châu, xã Văn Tiến của huyện Yên lạc; giai đoạn 2006- 2008 huyện Lập Thạch có 3 xã, thị xã Phúc Yên có 1 phường, thành phố Vĩnh Yên có 7 phường, xã, huyện Tam Đảo có 3 xã; nhiều đơn vị đã làm tốt việc cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách cho người chấp hành án treo theo quy định của Pháp luật, như huyện Yên Lạc có 6 xã, huyện Tam Đảo 3 xã, thị xã Phúc Yên 3 phường, xã.

Tuy nhiên, việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác theo dõi, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong thời gian thử thách còn bộc lộ nhiều tồn tại, vi phạm; cho thấy các cơ quan có trách nhiệm chưa làm đầy đủ trách nhiệm của mình, nhiều nơi chưa coi trọng việc thi hành án treo. Các vi phạm, tồn tại phổ biến là:

Thứ nhất, việc thông báo cho Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án về việc bản án hoặc quyết định đã được thi hành không được thực hiện

Đây là trách nhiệm của các cơ quan thi hành án được quy định tại khoản 7 Điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định tại điều 227), nhưng lại không quy định trong Nghị định số 61/2000/NĐ- CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo. Thực tế qua khảo sát cũng như quá trình cơng tác của học viên thấy rằng Tịa án, q trình kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp cũng như hoạt động thi hành án treo chưa quan tâm đến vấn đề này, do vậy hầu như chưa có cơ quan, tổ chức theo dõi, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo nào thực hiện trách nhiệm thông báo cho Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án về việc bản án hoặc quyết định đã được thi hành.

Thứ hai, nhiều cơ quan, đơn vị không ra quyết định giao cho người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo

Theo kết quả kiểm sát của Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Vĩnh Phúc, từ năm 2000 đến năm 2007, trong tồn tỉnh có 152 Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì có 119 Uỷ ban nhân dân cấp xã có người phải thi hành án treo; từ năm 2008, tồn tỉnh cịn 138 ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn. Vi phạm, tồn tại trong việc ra quyết định phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo của các cơ quan, tổ chức được thể hiện như sau:

treo nhưng không ra quyết định phân công người trực tiếp theo dõi, giám sát, giáo dục người phải thi hành án treo;

Đến đầu năm 2006 có 78 Ủy ban nhân dân cấp xã khơng ra quyết định phân công người trực tiếp theo dõi, giám sát, giáo dục bị án bị phạt tù cho hưởng án treo (trong đó: huyện Vĩnh Tường có 14 xã, thị trấn; huyện Mê Linh có 13 xã, thị trấn; huyện lập Thạch có 11 xã, huyện Tam Dương có 10 xã; thành phố Vĩnh Yên có 9 xã, phường; thị xã Phúc Yên có 9 xã, phường; huyện Tam Đảo có 6 xã; huyện Bình Xun có 5 xã, huyện n Lạc có 1 xã).

Đợt kiểm sát năm 2008 xác định từ năm 2006 đến 31/12/2008 có 96 Ủy ban nhân dân cấp xã và 2 tổ chức không ra quyết định phân công người trực tiếp theo dõi, giám sát, giáo dục 817 người được hưởng án treo, trong đó: huyện Vĩnh Tường 26 xã/ 196 người; huyện Lập Thạch 20 xã/ 71 người; thành phố Vĩnh Yên có 3 Ủy ban nhân dân xã, phường và 1 tổ chức/ 46 người; thị xã Phúc Yên có 9 xã, phường/ 54 người; huyện Yên Lạc có 13 xã, 1 tổ chức/ 226 người; huyện Bình Xuyên có 11 xã/ 94 người; huyện Tam Dương có 6 xã/ 72 người; huyện Tam Đảo có 8 xã/ 58 người.

Việc không phân công người theo dõi, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo cho thấy những cơ quan, tổ chức thi hành án treo đó đã khơng thực hiện trách nhiệm của mình. Những tồn tại, thiếu sót đó làm cho quy định của pháp luật về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thi hành án treo khơng được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, mục đích của chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta không đạt được bởi sự hoạt động của cơ quan có trách nhiệm. Tuy rằng, theo thống kê của ngành Toà án Vĩnh Phúc, từ năm 2000 đến năm 2006, số người có hành vi phạm tội trong thời gian thử thách của án treo và đang thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ là 35 người, chiếm tỷ lệ 1,5% trong tổng số bị cáo được hưởng án treo và cải tạo không giam giữ [47, tr.35]. Nhưng rõ ràng, thực trạng đó khơng phản ánh đúng chất lượng, hiệu quả của công tác theo dõi, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.

Thứ ba, trong việc lập, ghi chép sổ sách; chỉ đạo việc lập hồ sơ theo dõi người được hưởng án treo trong thời gian thử thách chưa được thực hiện đầy đủ

Giai đoạn từ sau khi Nghị định số 61/2000/NĐ- CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo được ban hành cho đến năm 2006, việc lập sổ theo dõi, quản lý danh sách những người được hưởng án treo của các cơ quan, tổ chức cũng như mẫu các văn bản sử dụng trong quá trình giám sát, giáo dục người được hưởng án treo (Quyết định phân công người trực tiếp giám sát, mẫu sổ quản lý, mẫu biên bản họp khu dân cư, mẫu giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách....) đều do các đơn vị tự lập một cách tự phát, khơng có sự thống nhất. Từ cuối năm 2006, sau khi Viện kiểm sát kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị tập huấn cho Chủ tịch, Trưởng công an và cán bộ cấp xã, phường, thị trấn trong tồn tỉnh thì các mẫu sổ, văn bản được hướng dẫn thống nhất trong toàn tỉnh. Mặc dù hầu hết các Ủy ban nhân dân xã đều có sổ thụ lý vụ việc thi hành án, nhưng việc ghi chép, công tác lập hồ sơ theo dõi đối tượng lại khơng được thực hiện đầy đủ. Vì vậy, nhiều Ủy ban nhân dân xã không tiếp nhận, vào sổ sách theo dõi, quản lý và tổ chức thi hành án cho tất cả các bị án bị phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo quyết định của toà án. Theo số liệu thống kê của ngành Toà án Vĩnh Phúc, từ năm 2000 đến 2006, tổng số bị án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo khơng giam giữ tồ án hai cấp đã ra quyết định thi hành án và chuyển giao quyết định, hồ sơ thi hành án cho Uỷ ban nhân dân cấp xã là 2.278 người. Trong khi đó, kết quả kiểm sát của Viện kiểm sát hai cấp cho thấy, cùng thời điểm trên, các Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ quản lý, theo dõi và tổ chức thi hành án cho 1.301 bị án. Điều này có nghĩa là, vẫn cịn 977 bị án bị phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chưa được các Ủy ban nhân dân xã tiếp nhận hồ sơ, vào sổ sách thụ lý để theo dõi và tổ chức thi hành án, chiếm tỷ lệ 43%.

Kết quả kiểm sát của Viện kiểm sát cấp huyện về công tác quản lý, giáo dục người phải thi hành án treo cho thấy, còn 4 Ủy ban nhân dân xã, phường chưa thực hiện được việc lập hồ sơ theo dõi người bị kết án phạt tù cho hưởng án treo; 17 Ủy ban nhân dân xã còn nhiều lúng túng trong việc lập hồ sơ theo dõi đối tượng như lập hồ sơ chưa chặt chẽ, chưa đúng trình tự, thủ tục, cơng tác sắp xếp, đưa hồ sơ vào lưu trữ thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật... Nghiên cứu, kiểm sát hồ sơ các Uỷ ban nhân dân xã đã thiết lập, Viện kiểm sát thấy, đa phần các hồ sơ đều khơng được thiết lập đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục; nhiều loại quyết định, biểu mẫu xây dựng không đúng quy định, nhất là quy định về thể thức văn bản. Trên thực tế, cán bộ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công phụ trách cơng tác này chưa có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác lập, ghi chép sổ sách, hồ sơ theo dõi đối tượng phải thi hành án treo. Họ không biết được cụ thể một hồ sơ theo dõi đối tượng cần phải có những loại giấy tờ gì, đưa vào lưu trữ ra sao... Thơng thường, trong hồ sơ mới chỉ có trích lục bản án và quyết định thi hành án của toà án gửi đến. Những tài liệu khác, nhất là những tài liệu thể hiện và phản ánh vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã trong công tác quản lý, giáo dục người phải thi hành án treo chưa có. Chẳng hạn như, quyết định phân cơng người theo dõi, giám sát, giáo dục người bị kết án, bản kiểm điểm của người bị kết án, báo cáo của người được phân cơng theo dõi về q trình giáo dục, cải tạo của người bị kết án, biên bản họp của khu dân cư, tổ dân phố nghe người bị kết án kiểm điểm về quá trình giáo dục, cải tạo của họ, giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách cho người bị kết án…

Trên thực tế, nhiều Ủy ban nhân dân xã đã thực hiện được một số nội dung theo quy định của Nghị định 61/CP. Nhưng vấn đề là ở chỗ, do nhận thức không đầy đủ và chưa đúng đắn về công tác lập, ghi chép sổ sách, hồ sơ theo dõi đối tượng hoặc là họ không chú ý nên thực hiện lập hồ sơ một cách

đại khái để cho hết trách nhiệm.

Thứ tư, việc yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện các nghĩa vụ chưa được thực hiện triệt để.

Theo quy định về thi hành án treo thì một trong những nghĩa vụ cơ bản của người được hưởng án treo phải thực hiện trong thời gian thử thách là: Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục bên cạnh đó cịn có nhiều nghĩa vụ khác như: báo cáo với cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền khi đi ra khỏi nơi cư trú, kiểm điểm trong một số trường hợp theo quy định … Theo đó, Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có trách nhiệm yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình; có biện pháp ngăn ngừa, uốn nắn kịp thời khi người được hưởng án treo có biểu hiện tiêu cực và thơng báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết [8, tr.4].

Qua công tác kiểm sát thi hành án treo thấy rằng, nhiều cơ quan, tổ chức đã yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện các nghĩa vụ của họ (như viết báo cáo kết quả tu dưỡng, rèn luyện); nhưng khơng có trường hợp nào thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định (như viết báo cáo hàng tháng, khơng có trường hợp nào báo cáo vắng mặt khỏi nơi cư trú nhưng nhiều trường hợp khi kiểm tra khơng cịn sinh sống tại địa phương...). Một số địa phương cịn khơng u cầu được người bị kết án thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào kể từ khi giám sát đến khi Viện kiểm sát kiểm tra, cụ thể là: Trong thời gian từ 2006 đến 2008, có 45 xã, phường, thị trấn khơng yêu cầu 501 người được hưởng án treo viết báo cáo hàng tháng theo quy định, trong đó: huyện Lập thạch có 27 xã/ 123 người; huyện Yên Lạc có 3 xã/ 4 người, huyện Tam Dương có 13 xã/ 116 người; thành phố Vĩnh Yên có 3 xã, phường/ 49 người; huyện Vĩnh Tường có 27 xã/ 191 người. Đối với các tổ chức thì trước khi Viện kiểm sát kiểm tra thì hầu như khơng có hoạt động gì, chỉ sau

khi một số đơn vị bị kiểm tra, đã yêu cầu người bị kết án viết báo cáo, tuy nhiên không đảm bảo đầy đủ theo quy định.

Thứ năm, việc tổ chức cuộc họp cho người được hưởng án treo kiểm điểm chưa được thực hiện

Đây là quy định viện dẫn giữa Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 61/2000/NĐ- CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, theo đó cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục phải tổ chức cuộc họp để người được hưởng án treo kiểm điểm, làm cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá quá trình thử thách của người được hưởng án treo khi người được hưởng án treo vắng mặt ở nơi cư trú hoặc cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách.

Tuy nhiên, trên thực tế ở địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến nay hầu như chưa có đơn vị nào tổ chức được cuộc họp kiểm điểm người được hưởng án treo.

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w