Hồn thiện pháp luật về án treo

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 105 - 107)

Hiện nay, án treo được quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi năm 2009), trong điều luật này mới chỉ chứa đựng những quy phạm pháp luật chung nhất về án treo (điều kiện được hưởng án treo, thời gian thử thách, cơ quan giám sát, giáo dục, hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo, việc rút ngắn thời gian thử thách và quy định về hủy án treo. Để thực hiện quy định tại Điều 60 trong thực tế, phải sử dụng các quy phạm liên quan ở các điều luật khác, bên cạnh đó cịn có các văn bản hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.

Tuy nhiên, nghiên cứu các quy định hiện hành thấy cần được bổ sung, hoàn thiện theo hướng sau:

- Cần nghiên cứu bổ sung quy định về án treo trong Bộ luật hình sự, trong đó: Quy định rõ một số nghĩa vụ người được hưởng án treo phải tuân thủ trong thời gian thử thách, trong đó quy định rõ một số chế tài nếu người được hưởng án treo không thực hiện nghĩa vụ, quy định về giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách; quy định rõ trách nhiệm giám sát, giáo dục, theo dõi và thẩm quyền thực hiện các trách nhiệm này. Các nội dung này có thể tham khảo quy định của Bộ luật hình sự nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa.

- Về thời gian thử thách: Hiện nay, Tòa án nhân dân Tối cao đã có hướng dẫn về thời gian thử thách được tính từ ngày đầu tiên tuyên án hưởng án treo, đây là quy định theo hướng có lợi cho người được hưởng án treo. Tuy nhiên, người được hưởng án treo lại chỉ được giao cho cơ quan, tổ chức

giám sát, giáo dục khi bản án đã có hiệu lưc pháp luật. Theo đó, trên thực tế thời gian từ khi tuyên án đến khi giao người bị kết án cho cơ quan, tổ chức giám sát khá dài (30 ngày, chưa tính thời gian ra quyết định, gửi quyết định thi hành án hoặc xét xử phúc thẩm nếu có), người được hưởng án treo không phải chịu sự theo dõi, giám sát, giáo dục nào. Do vậy, cần bổ sung quy định về việc Tòa án giao người được hưởng án treo trong thời gian bản án chưa có hiệu lực pháp luật.

Cần quy định rõ: nếu trong thời gian thử thách, phát hiện trước khi bị xét xử cho hưởng án treo hoặc trong thời gian chuẩn bị xét xử cho hưởng án treo, người phạm tội có hành vi phạm tội khác chưa bị xử lý thì khơng được hưởng án treo, trường hợp đã tuyên án mà phát hiện trước đó đã phạm tội thì cũng hủy án treo trong mọi trường hợp. Vì trong trường hợp này, người được hưởng án treo đã phạm tội nhiều lần hoặc phạm nhiều tội, hơn nữa trong quá trình điều tra trước đó, họ đã khơng thành khẩn.

- Về nhân thân người phạm tội để xét cho hưởng án treo: Mặc dù việc đánh giá về nhân thân hoàn toàn chỉ căn cứ vào các yếu tố định tính. Tuy nhiên cũng cần có sự quy định cụ thể, rõ ràng hơn về các vấn đề như: Chấp hành tốt chính sách là những chính sách gì, mức độ như thế nào; khơng vi phạm pháp luật đánh giá như thế nào, vì trên thực tế nhiều hành vi vi phạm khó có thể theo dõi được (ví dụ như người phạm tội vi phạm luật lệ giao thơng bị xử phạt hành chính, hoặc xử phạt do lỗi cố ý thì mức độ khác với lỗi vô ý…). Việc đánh giá nhân thân người phạm tội cũng cần có quy định cụ thể về ý thức chủ quan khi thực hiện hành vi phạm tội, vì ý thức chủ quan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội sau này;

- Về các tình tiết giảm nhẹ: Hiện nay, ngồi quy định của Bộ luật hình sự, việc xác định, áp dụng tình tiết giảm nhẹ để cho hưởng án treo đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn tại nhiều văn bản khác nhau, như Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007. Tuy

nhiên, để việc áp dụng án treo được chặt chẽ, phù hợp với mục đích của án treo thì cần quy định chặt chẽ hơn về đánh giá tình tiết giảm nhẹ, trong đó quan tâm đến các tình tiết liên quan trực tiếp đến nhân thân, khả năng cải tạo cũng như ý thức của người phạm tội- bởi những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giám sát, giáo dục sau này. Theo đó, có thể quy định chỉ xét cho hưởng án treo đối với người phạm tội có ít nhất hai tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất một tình tiết liên quan đến nhân thân (phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, tự thú …), khả năng cải tạo của người bị kết án (ngăn chặn, giảm bớt tác hại của tội phạm, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, người phạm tội có thành tích xuất sắc…).

- Về vấn đề Tịa án xét thấy khơng cần phải bắt chấp hành hình phạt tù: Hiện tại quy định này cịn mang tính tùy nghi, đây là nội dung quy định trao quyền cho hội đồng xét xử quyết định, căn cứ vào các điều kiện và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm tại địa phương. Để việc áp dụng được thống nhất, tránh sự tùy tiện hoặc sai lầm khi áp dụng, cũng cần có hướng dẫn cụ thể về những trường hợp không cần thiết bắt chấp hành hình phạt tù.

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w