Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác thi hành án treo

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 118 - 124)

tác thi hành án treo

Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, có tính chất quyết định, xun suốt q trình thực hiện pháp luật về thi hành án. Thưc tế ở Vĩnh Phúc cho thấy, ở đâu cấp quỷ, chính quyền quan tâm thì ở đó cơng tác thi hành án treo được thực hiện nghiêm túc hơn, bảo đảm hơn, vi phạm giảm đi; ở đâu buông lỏng hoặc không quan tâm đến cơng tác thi hành án treo thì tồn tại, thiếu sót cịn nhiều, tình hình vi phạm, tội phạm phức tạp. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động thi hành án treo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các cấp ủy Đảng cần thực hiện tốt một số công việc sau:

- Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và các cấp ủy địa phương cần nghiên cứu, ban hành Nghị quyết hoặc thông tri chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác thi hành treo; làm cơ sở yêu cầu Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường quản lý hoạt động thi hành án treo trên địa bàn; Các cấp ủy Đảng cũng cần quan tâm đến công tác xét xử của Tịa án, cơng tác kiểm sát của Viện kiểm sát để có những chỉ đạo, định hướng kịp thời.

- Các cấp ủy Đảng thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo công tác thi hành án treo, qua việc chỉ đạo sơ kết, tổng kết, đánh giá định kỳ, đột xuất. Tăng

cường chỉ đạo các cơ quan ngôn luận ở địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về thi hành án.

- Các cấp ủy tăng cường lãnh, chỉ đạo công tác cán bộ làm công tác giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Làm tốt công tác rèn luyện, đào tạo và sử dụng cán bộ, Đảng viên trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án trong thời gian thử thách.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

1. Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo cần đến tính tồn diện. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn, nghiên cứu, quá triệt các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật, chính sách hình sự của Nhà nước, tác giả đã đề xuất những giải pháp cơ bản và tồn diện. Thực hiện các giải pháp đó sẽ tạo ra những tiền đề, điều kiện để hoạt động thi hành án treo diễn ra theo đúng như yêu cầu, đạt được tác dụng là cải tạo người phạm tội được hưởng án treo trở thành cơng dân có ích, đồng thời răn đe, phòng ngừa chung trong xã hội.

2. Các giải pháp bảo đảm thi hành án treo cần được triển khai thực hiện một cách đồng bộ, tuy nhiên trong mỗi giai đoạn lại có những giải pháp trọng tâm. Các phương pháp cũng được vận dụng linh hoạt ở mỗi địa phương, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, thực trạng công tác thi hành án treo ở địa phương đó.

3. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, trong giai đoạn trước mắt, cần triển khai những giải pháp cụ thể, thiết thực như tăng cường vai trò, trách nhiệm và hoạt động của các chủ thể thực hiện pháp luật, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm sát, chấn chỉnh sửa chữa những vi phạm, tồn tại xảy ra trong công tác thi hành án treo, đôn đốc để các quy định hiện hành đã có về giám sát, giáo dục người được hưởng án treo phải được chấp hành, thực hiện nghiêm túc, triệt để; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án treo, tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật…

4. Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan cần đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trước hết là ban hành Luật thi hành án hình sự; nghiên cứu tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thi hành án treo; nghiên cứu việc đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tác động, giáo dục người được hưởng án treo trong thời gian thử thách.

KẾT LUẬN

1. Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, là một chế định pháp lý được hình thành và phát triển trong pháp luật hình sự nước ta từ rất sớm và luôn được khẳng định là một biện pháp giáo dục, cải tạo người phạm tội có hiệu quả và ưu thế trên nhiều mặt. Án treo thể hiện nguyên tắc nhân đạo, sự khoan hồng nhưng cũng mang tính cưỡng chế Nhà nước trong những trường hợp nhất định.

Cùng với chế định án treo, thi hành án treo- với tính cách là một hoạt động thể hiện quyền lực Nhà nước, nhằm đưa công lý vào thực tiễn cuộc sống đã hình thành, phát triển và ngày càng được hoàn thiện. Án treo và thi hành án treo thể hiện vai trò quan trọng trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, trong thực hiện chính sách hình sự của Đảng, Nhà nước ta.

2. Việc thi hành án treo trong cả nước nói chung, tại tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng trong những năm gần đây đã được triển khai, đạt được những kết quả nhất định, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo ra môi trường xã hội ổn định cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trước yêu cầu của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của đòi hỏi tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật và yêu cầu của cải cách tư pháp, cải cách hành chính, thực trạng thi hành án treo trong cả nước cũng như ở tỉnh Vĩnh Phúc đã bộc lộ nhiều tồn tại, thiếu sót cần được khắc phục, giải quyết.

Việc áp dụng án treo trong công tác xét xử những năm gần đây ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng có chiều hướng gia tăng song hoạt động thi hành án treo chưa đáp ứng các yêu cầu. Nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác này, chưa quản lý chặt chẽ, thậm chí có lúc, có nơi bng lỏng quản lý người bị kết án treo; các quy định về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, quyền và nghĩa vụ của người được hưởng án treo, trách nhiệm của gia đình người được hưởng án

treo chưa được thực hiện một nghiêm túc, đầy đủ. Chưa phát huy, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội vào công tác giám sát, giáo ục người được hưởng án treo trong thời gian thử thách; mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong cơng tác này cịn dời dạc. Từ đó, dẫn đến tình trạng cịn nhiều trường hợp người bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo không thực hiện các nghĩa vụ của mình, thậm chí có trường hợp cịn phạm tội trong thời gian thử thách; bên cạnh đó, có nhiều trường hợp người được hưởng án treo cải tạo tốt song chưa được quan tâm xét giảm thời gian thử thách cịn lại….

3. Những hạn chế, thiếu sót trong thi hành án treo ở tỉnh Vĩnh Phúc do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ bất cập của pháp luật, hạn chế của ý thức pháp luật cũng như yếu kém trong tổ chức thi hành. Công tác thi hành án treo chưa được thực hiện đúng pháp luật, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu là do chúng ta chưa có những yếu tố bảo đảm cần và đủ.

4. Để bảo đảm hiệu lực thi hành án treo cần tiến hành toàn diện, đồng bộ các giải pháp khác nhau nhằm tạo ra các điều kiện, yếu tố cần thiết cho công tác thi hành án treo được thực hiện đúng như mục tiêu, yêu cầu đã đặt ra. Từ việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng tổ chức bộ máy cũng như đội ngũ cán bộ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đến tăng cường biện pháp tác động thi hành án, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Bên cạnh đó, việc bảo đảm hiệu lực thi hành án treo cũng cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm, quy định của pháp luật một số quốc gia để vận dụng vào thực tiễn nước ta.

Hy vọng, với các nhóm giải pháp được trình bày ở trên, khi được đưa ra thực hiện sẽ khắc phục cơ bản tình trạng yếu kém trong cơng tác thi hành án treo không chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà ở các địa phương khác

trong cả nước, từ đó đẩy mạnh hiệu quả, hiệu lực thi hành án treo, bảo đảm mục đích và ý nghĩa tốt đẹp của nó trong chính sách hình sự nhân đạo của pháp luật Việt Nam.

5. Lần đầu tiên vấn đề bảo đảm hiệu lực thi hành án treo tại tỉnh Vĩnh Phúc được nghiên cứu một cách độc lập nên không thể tránh khỏi một số hạn chế nhất định, tác giả hy vọng những kết quả nhỏ bé đạt được sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu hồn thiện pháp luật, cho các cơ quan, người có thẩm quyền trong thực tiễn thi hành án treo và những ai quan tâm đến vấn đề này. Tác giả mong nhận được những lời nhận xét, góp ý để bổ sung, hồn thiện nhận thức cũng như bổ khuyết những minh ý cho bản luận văn này./.

Một phần của tài liệu Bảo đảm hiệu lực thi hành án treo ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 118 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w