Ngành kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương, trong đó có cơng tác kiểm sát thi hành án. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp ở tỉnh Vĩnh Phúc đã rất quan tâm kiểm sát thi hành án treo, ngay từ sau khi Nghị định số 61 được ban hành, từ năm 2002, 2003 cho đến nay, công tác kiểm sát về thi hành án treo luôn luôn là 1 nội dung quan trọng trong kế hoạch công tác hàng năm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát hai cấp đã xác định được nguyên nhân, trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân, từ
đó áp dụng những quyền năng theo pháp luật quy định tác động đến nhiều đối tượng trên địa bàn.
Hoạt động của Viện kiểm sát trong công tác này được thể hiện:
Từ năm 2003 đến 2008, Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thành, thị đã tiến hành kiểm sát 237 lượt đối với các cơ quan, tổ chức thi hành án treo (trong đó chủ yếu là Ủy ban nhân dân cấp xã), việc kiểm sát được tiến hành toàn diện đối với tất cả các đơn vị có người bị kết án, tiến hành liên tục từ năm 2003 đến 2008, có trọng tâm vào các năm 2003, 2006, 2008. Qua công tác kiểm sát, đã xác định được các ưu điểm, tồn tại, đánh giá được những việc đã làm được, những việc chưa làm được, từ đó chỉ ra các yêu cầu đối với các cơ quan có liên quan. Viện kiểm sát hai cấp đã ban hành 76 bản kháng nghị vi phạm đối với Tòa án nhân dân hai cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã; 114 bản kiến nghị chấn chỉnh, sửa chữa phòng ngừa vi phạm đối với Ủy ban nhân dân tỉnh (hai lần), 12 lượt ủy ban nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân hai cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức có trách nhiệm thi hành án treo; ban hành 63 Kết luận đối với những đơn vị có vi phạm nhỏ, ít. Các bản kháng nghị, kiến nghị, kết luận đều được các cơ quan, đơn vị tiếp thu.
Qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã kiến nghị, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức 1 hội nghị tập huấn. Một số đơn vị kiến nghị Hội đồng nhân dân đưa vào chương trình giám sát hàng năm đối với các xã về cơng tác giám sát, giáo dục người được hưởng án treo (Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Lạc). Viện kiểm sát hai cấp ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã có nhiều báo cáo kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thi hành án treo cũng như kiến nghị nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng công tác giám sát, giáo dục người được hưởng án treo cho chính quyền cấp cơ sở.
Có thể nói, ở tỉnh Vĩnh Phúc, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan đã rất quan tâm đến công tác thi hành án treo. Với chức năng của ngành, Viện kiểm
sát hai cấp đã tích cực, thường xuyên kiểm sát việc chấp hành pháp luật trong công tác giám sát, giáo dục người được hưởng án treo một cách tồn diện. Qua đó đã đưa ra nhiều kiến nghị, giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này, góp phần chấn chỉnh, hạn chế tình trạng vi phạm, buông lỏng quản lý trong công tác thi hành án treo.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu kết quả kiểm sát cũng như các biện pháp, yêu cầu của Viện kiểm sát đặt ra thấy rằng, nếu trong quá trình kiểm sát, Viện kiểm sát đưa ra yêu cầu các cơ quan, tổ chức giám sát phải lập đủ hồ sơ đối với các trường hợp có đủ điều kiện thì hiệu quả cơng tác kiểm sát sẽ nâng cao hơn, giúp cho các quyền lợi chính đáng của người được hưởng án treo được bảo đảm; đồng thời hạn chế hậu quả của những tồn tại, thiếu sót do cơ quan tổ chức và người trực tiếp giám sát, giáo dục gây ra.