Kết quả đánh giá yêu cầu về kiến thức chuyên môn

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 58 - 60)

(1 điểm ≤ X ≤ 3 Điểm)

Stt Nội dung các tiêu chuẩn Loại khách thể Chung Thứ

bậc

CBQL GV HS 1 Nắm được cấu tạo, tính năng, nguyên lý

tác dụng của các thiết bị điện

ĐTB 2,34 1,76 1,85 1,98 2 ĐLC 0,37 0,42 0,46 0,42

2

Xác định được các dạng hư hỏng thường gặp trong các thiết bị điện, trang bị điện trong sản xuất, trong sinh hoạt.

ĐTB 2,30 2,08 2,13 2,17 1 ĐLC 0,35 0,36 0,47 0,39

3 Vận dụng kiến thức, kỹ năng về điện, để giải quyết các tình huống trong ứng dụng điện.

ĐTB 2,25 1,75 1,82 1,94 3 ĐLC 0,41 0,43 0,35 0,40

4 Có thể tiếp tục học chuyên ngành điện ở các bậc cao hơn

ĐTB 2,03 1,71 1,53 1,76 5 ĐLC 0,46 0,53 0,34 0,44

5 Có phương pháp tổ chức quản lý công việc chuyên môn

ĐTB 2,18 1,65 1,62 1,82 4 ĐLC 0,32 0,38 0,31 0,34

Điểm trung bình chung 2,22 1,79 1,79 1,93

- Đánh giá theo mẫu chung:

Việc thực hiện yêu cầu về kiến thức chung được đánh giá ở khá, song khi đi vào đánh giá thực hiện yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kết quả đánh giá lại thấp hơn ( X = 1,93 điểm), ngay cả việc đánh giá nội dung được cho là quan trọng nhất ‘‘ Xác định được các dạng hư hỏng thường gặp trong các thiết bị điện, trang bị điện trong sản xuất, trong sinh hoạt, hệ thống lưới điện quốc gia’’ thì kết quả ở mức trung bình (X =2,17 điểm).

Trên thực tế phương diện dạy và học các thiết bị thực hành khá cũ, trong khi đó các thiết bị mới, cơng nghệ mới ngày càng hiện đại. Do vậy, khi đi vào làm việc, tiếp xúc với các thiết bị này, học sinh thường lúng túng, một số linh kiện, thiết bị đắt tiền học sinh lại càng khơng có cơ hội để nghiên cứu, tiếp xúc. Từ đó, học sinh càng gặp những khó khăn trong việc tổ chức, quản lý công việc chuyên môn, dẫn đến đánh giá nội dung này chỉ ở mức trung bình (X =1,76 điểm) xếp ở vị trí thứ bậc 5). Phải nắm được chun mơn, có kiến thức, hiểu biết về cơng việc thì mới có thể tổ chức tiến hành cơng việc có hiệu quả.

Nhận định về thực trạng yêu cầu về kiến thức chuyên môn, cô giáo Trần Thị Nh đưa ra ý kiến: ‘‘Học sinh sau khi ra trường vào các công ty cơng ty vẫn phải đào tạo lại vì thế cần phải bổ sung những trang thiết bị mới, cần có những mơ hình trực quan vật thật trong dạy lý thuyết, vật tư thực hành phải đầy đủ, tăng cường cho học sinh đi trải nghiệm tại doanh nghiệp, thực tập tiếp xúc với các công nghệ mới’’.

- Đánh giá theo loại khách thể:

Giáo viên và học sinh, gồm học sinh đang học và học sinh đã tốt nghiệp, đánh giá việc thực hiện tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn gần với mức thấp, với cùng kết quả (X = 1,79 điểm), qua đó cho thấy giáo viên và học sinh có cùng quan điểm khi đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn. Phần đông giáo viên, học sinh và đặc biệt là học sinh đã đi làm cho rằng học sinh tuy được rèn luyện trong quá trình học tập, kết thúc khoa học kết quả đánh giá theo chuẩn khá cao, song trên thực tế, khi đi làm, các em ln gặp phải những khó khăn do công nghệ mới của nơi sản xuất, quy trình quản lý mới, phức tạp khó khăn có nhiều điểm cao hơn, khá hơn so với nội dung, yêu cầu trong chương trình học.

Khác với đánh giá của học sinh và giáo viên, cán bộ quản lý đánh giá hơi thấp hơn yêu cầu về chuyên môn ở mức khá (X = 2,22 điểm), sở dĩ có sự chênh lệch như trên vì đội ngũ cán bộ quản lý thường muốn khẳng định kết quả, chất lượng đào tạo, của trường do mình phụ trách. Đội ngũ giáo viên trực tiếp đưa học sinh xuống cơ sở, nắm được những điểm mạnh, hạn chế của quá trình cũng như kết quả đào tạo nên có thể nhìn rõ thực chất về chuẩn đầu ra mà học sinh ra trường.

Minh họa thực trạng trên, thầy giáo Nguyễn Văn T cán bộ quản lý đưa ra ý kiến: ‘‘Đào tạo phải gắn với thực tiễn, lấy thiết bị của các công ty để hướng dẫn học sinh trong q trình trải nghiệm học tập tại cơng ty, phải gắn kết chặt chẽ giữa công ty với nhà trường để đảm bảo đầu ra khi học sinh tốt nghiệp ra trường có ý thức, tay nghề cao, cơng ty khơng phải đào tạo lại’’.

Tóm lại, ý kiến đánh giá của các nhóm khách thể về việc thực hiện các yêu cầu về kiến thức chung được đánh giá ở mức khá, song đi vào đánh giá cơ sở đào tạo, thực hiện cung cấp các nhóm kiến thức cụ thể đều ở mức khá và trung bình. Chứng tỏ

giữa thực tế đào tạo theo chuẩn đầu ra của nghề chưa tương thích, cần phải chú trọng hơn nữa chất lượng theo chuẩn đầu ra và để nâng cao chất lượng đào tạo học sinh phải đạt được trước khi tốt nghiệp.

Tiêu chuẩn 2: Yêu cầu về kỹ năng - Đánh giá theo mẫu chung:

Khi đánh giá việc thực hiện yêu cầu về kỹ năng, theo ý kiến của một số học sinh đã ra trường, học sinh đang học và ý kiến của một số giáo viên cho rằng yêu cầu cụ thể về kỹ năng chun mơn tương đối khó với học sinh, một phần về trách nhiệm của học sinh chưa cao, việc liên kết rộng rãi với cơ sở đào tạo và dạy nghề các cơ sở sản xuất tiên tiến trong và ngoài tỉnh còn nhiều hạn chế, dẫn đến làm giảm hiệu quả thực hiện các kỹ năng theo chuẩn đầu ra.

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)